Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Dấu gạch ngang (trang 129 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Dấu gạch ngang (trang 129 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

1. Dấu gạch ngang trong các câu trên được dùng để:

a. đánh dấu bộ phận chú giải

b. đánh dấu lời thoại trực tiếp

c. đánh dấu đầu dòng trong thao tác liệt kê

d. nối các bộ phận thành cặp

Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối trong từ Va-ren được dùng để nối các tiếng trong từ mượn hoặc từ phiên âm nước ngoài.

Câu 2 (trang 130):

- Cách viết dấu gạch nối khác với dấu gạch ngang đó là: Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang.

Luyện tập

Câu 1 (trang 130): Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu như sau:

a. đánh dấu bộ phận chú giải

b. đánh dấu bộ phận chú giải

c. đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú giải

d. nối các bộ phận thành cặp

e. nối các bộ phận thành cặp

Câu 2 (trang 131):

- Công dụng của dấu gạch nối trong các ví dụ trên dùng để nối các tiếng phiên âm nước ngoài.

Câu 3 (trang 131):

Đặt câu nối:

a. Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính:

"Thị Kính – con gái một gia đình nghèo làm dâu gia đình Sùng bà giàu có"

b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.

"Cuộc gặp mặt của học sinh cả nước – một cuộc gặp lớn mang tầm quan trọng. "