Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

* Bố cục của bài văn: Bài văn được chia ra làm 3 đoạn như sau:

- Đoạn 1 (Từ đầu … vẫn bị giam trong tù): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.

- Đoạn 2 (tiếp … không hiểu Phan Bội Châu): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.

- Đoạn 3 (còn lại): Thái độ Phan Bội Châu qua lời các nhân chứng.

Câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu chuyện "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" là một truyện ngắn kí sự nhưng thực tế là hư cấu. Do nhà văn tưởng tượng và sáng tạo từ sự việc trước khi sang Đông Dương nhậm chức, Va-ren có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu.

Câu 2 (trang 94):

a. Va-ren đã hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Nhưng thực chất đó chỉ là lời hứa dối trá nhằm trấn an công luận – thực chất là một trò lố. Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi của tác giả “giả thử cứ cho rằng … sẽ “chăm sóc” …” cho thấy thái độ châm biếm sâu cay để lật tẩy bộ mặt giả dối của Va-ren. Những tên quan thực dân đã hứa rất nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa.

Câu 3 (trang 94):

Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân vật chính là Va-ren và Phan Bội Châu đã thể hiện một sự tương phản, đối lập cực độ. Những điều sau đây cho thấy điều đó là:

a. Tác giả sử dụng số lượng lời văn lớn để khắc họa tính cách Va-ren, hình thức ngôn ngữ trần thuật. Còn với Phan Bội Châu sự im lặng là nét điển hình. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thúy, sinh động và không kém phần llí thú.

b. Những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm, bộc lộ tính cách nham hiểm, thâm độc.

c. Ngược lại với sự ba hoa, khoác lác của Va-ren, từ đầu đến cuối Phan Bội Châu chỉ im lặng. Sự im lặng của ông cùng lời bình của tác giả thể hiện sự phớt lờ, thái độ khinh bỉ và bản lĩnh của Phan Bội Châu trước kẻ thù.

Câu 4 (trang 94):

- Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu dừng lại ở câu: "... chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu" có thể dừng lại được vì đến đó câu chuyện cũng khá trọn vẹn.

- Nhưng nếu có thêm lời bình sẽ tạo nên khách quan hơn (do có thêm lời của nhân chứng), tính cách và thái độ của Phan Bội Châu cũng được tô đậm, tư thế được nâng cao hơn.

Câu 5* (trang 95):

- Giá trị của lời tái bút là hành động đối phó mạnh mẽ – nhổ vào mặt Va-ren.

- Sự phối hợp lời kết với lời tái bút tỏ rõ thái độ khinh bỉ kẻ thù. Cách dẫn chuyện hóm hỉnh, thú vị, làm tăng ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 6 (trang 95): Tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được thể hiện cụ thể như sau:

- Tính cách nhân vật Va-ren: gian trá, lố bịch, ba hoa, huênh hoang đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.

- Tính cách của cụ Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo đại diện cho khí phách dân tộc Việt Nam.

⇒ Truyện khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập ở nước ta thời Pháp thuộc

Luyện tập

Câu 1 (trang 95):

- Trong truyện thái độ của nhà văn đối với Phan Bội Châu thể hiện sự kính phục, ca ngợi sự kiên định, bất khuất, lòng yêu nước vĩ đại của nhà cách mạng.

- Điều đó căn cứ vào cách dùng từ như: “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”.

Câu 2* (trang 95):

Nghĩa cụm từ “những trò lố” trong nhan đề của tác phẩm nhằm nhấn mạnh: là những trò hề lố bịch của Va-ren. Đó là lời hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu và những lời dụ dỗ trong nhà ngục bị đáp trả bằng sự im lặng khinh bỉ.