Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (ngắn nhất) > Luyện tập: Lập luận chứng minh

Luyện tập: Lập luận chứng minh

1. Chuẩn bị

- Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

- Cách lập luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta đó là Lòng biết ơn.

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ: Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

+ Nghĩa đen: ý tự lời hay.

+ Nghĩa bóng (luận điểm chính): Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải biết nhớ ơn.

Lí lẽ và dẫn chứng:

- Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay:

+ Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

+ Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn: tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

+ Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong hệ thống giáo dục vẫn được duy trì và ngày càng được quan tâm nhiều hơn, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng. đài tưởng niệm các anh hùng dân tộc ở mọi nơi. …

- Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí cao đẹp đó.

c. Kết bài:

Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

Mở bài: Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã lưu giữ và phát triể theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua những câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Kết bài: Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một lối sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và có trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp