Câu đặc biệt (trang 29 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
I. Thế nào là câu đặc biệt
Chọn đáp án C.
II. Tác dụng của câu đặc biệt
- Một đêm mùa xuân : Xác định thời gian nơi chốn.
- Tiếng reo. Tiếng vỗ tay: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Trời ơi : Bộc lộ cảm xúc.
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! – Chị An ơi! : Gọi đáp.
III. Luyện tập
Câu 1 + 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
- Câu đặc biệt:
a. Không có câu đặc biệt.
b. Ba giây … Bốn giây … Năm giây … Lâu quá! → Nhấn mạnh thời gian trôi chậm, giúp cảm nhận rõ ràng về trạng thái chờ đợi.
c. Một hồi còi. → Bộc lộ cảm xúc.
d. Lá ơi! → Gọi đáp, bộc lộ cảm xúc.
- Câu rút gọn:
a.
+ Có khi (…) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng (…) cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
+ Nghĩa là (…) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo …
→ Các câu rút gọn làm câu văn ngắn gọn, không thừa thãi làm nổi thông tin chính.
b. Không có.
c. Không có.
d.
+ (…) hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
+ (…) bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
→ Làm ngắn câu, tạo giọng điệu tự nhiên cho lời nói.
Câu 3 (trang 29):
*Đoạn văn tả cảnh quê hương em trong đó có những câu đặc biệt:
Quê hương em có dòng sông xanh biếc, luôn lặng lẽ vỗ về đất mẹ bằng những hạt cát phù sa màu mỡ. Trông kìa! Những rặng ngô xanh rì rào thì thầm trong gió biếc. Đàn bò cần mẫn gặm cỏ trên đồng cỏ xanh. Các bác nông dân chăm chỉ làm việc. Ai ai cũng bận bịu với công việc của mình. Một chiều nắng nhẹ. Quê em đẹp tuyệt vời.
Bài trước: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2) Bài tiếp: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (trang 30 SGK Ngữ văn 7 tập 2)