Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích (trang 88 SGK ngữ văn 7 tập 2)
I. Lập dàn ý
Mở bài:
- Giới thiệu câu thơ của Bác Hồ.
"Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. "
- Nêu khái quát vai trò của cây xanh.
Thân bài:
- Giải thích từng từ của câu thơ để rút ra ý nghĩa.
+ Mùa xuân khí hậu ấm áp, là mùa cây cối đua nhau đâm chồi, nảy lộc.
+ Trồng cây tăng màu xanh đất trời, màu của tuổi trẻ, của sự sống.
- Việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Mùa xuân tượng trưng cho khởi nguồn sự sống, thêm màu xanh cũng là hy vọng tươi đẹp về cuộc sống.
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Kết bài: Lời khuyên của Bác rất đúng và có ích, chúng ta nên hành động theo lời Bác.
Đề 2: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. "
Hãy tìm hiều người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu và khái quát chung nội dung của câu ca dao, làm nổi bật tình thương yêu của con người.
Thân bài:
- Giải thích từng từ ngữ của câu ca dao theo nghĩa đen và nghĩa bóng:
+ Nghĩa đen: tấm nhiễu điều (một loại vải) phủ trên chiếc giá gương qua ngày tháng che chắn bụi bặm cho chiếc giá gương. Câu sau liên tưởng đến tình cảm con người, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
+ Nghĩa bóng: lời khuyên rằng con người cần phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau.
- Cần phải sống đoàn kết vì:
+ Tình cảm, vì đạo lí.
+ Ta giúp người thì người giúp ta.
- Dẫn chứng trong cuộc sống.
- Liên hệ.
Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu ca dao. Đưa lời khuyên răn.
Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
I. Dàn ý
Mở bài: Dẫn câu tục ngữ (từ thất bại trong cuộc sống, từ kinh nghiệm cha ông).
Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ: Thế nào là thất bại, thế nào là thành công.
+ Thất bại không phải là mất tất cả, đó chỉ là một khó khăn để đi đến thành công. Khuyên con người chớ nản lòng trước khó khắn, thất bại. “Không có con đường trải đầy hoa nào đi đến vinh quang”.
- Lí lẽ: Khi thất bại ta sẽ thu được kinh nghiệm cho lần tiếp theo, thất bại càng nhiều càng có kinh nghiệm, con đường đến thành công càng ngắn lại.
- Đưa ra dẫn chứng: Thomas Edison từng thất bại 10.000 lần mới tìm ra vật liệu làm dây tóc bóng đèn. Nhưng ông không coi đó là thất bại “Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động”. Nên đưa dẫn chứng về bản thân, những người nổi tiếng.
Kết bài: Câu tục ngữ rất đúng. Chúng ta nên có suy nghĩ tích cực như vậy.
Đề 4: Dân gian có câu: "Lời nói gói vàng" đồng thời lại có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. " Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
I. Dàn ý
Mở bài: Nhìn chung về giá trị lời nói trong cuộc sống. Kinh nghiệm của người xưa đúc kết trong nhiều câu tục ngữ.
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của từng câu tục ngữ:
+ Câu tục ngữ: “Lời nói gói vàng” nghĩa là lời nói là rất quý giá, như bọc vàng vậy.
+ Câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Lời nói ra dễ dàng, hầu hết mọi người sinh ra đều có khả năng nói. Nhưng lời nói ra có thể là lời khen, cũng có thể là lời chê gây tổn thương đến người khác, như vậy sẽ làm mất tình cảm. Vì thế nên "lựa lời" nói cho hay, cho khéo để đừng làm ảnh hưởng tới người nghe.
- Hai câu tục ngữ không hề đối lập nhau mà bổ sung cho nhau. Chỉ là việc sử dụng trong ngữ cảnh phù hợp khác nhau. Dẫn chứng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, các dẫn chứng thực tế.
- Lời khuyên rút ra: chúng ta nên quý trọng lời nói, biết cân nhắc trước khi nói, nên nói khi nào và nên nói lời lẽ như thế nào cho đúng …
Kết bài: Là kinh nghệm cần ghi nhớ. Chúng ta phải rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ nhỏ.
Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của nhà bác học Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"
I. Dàn ý
Mở bài: Nêu sơ lược vị trí quan trọng của Lê-nin, lời nói của ông mang tính triết lí và đúng đắn. Dẫn câu nói “Học, học nữa, học mãi”.
Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu nói: Lời khuyên phải chăm chỉ học hành, học không bao giờ là đủ. Học không có giới hạn.
- Vì sao lại như vậy?
+ Vì kiến thức là vô hạn.
+ Học sẽ đem lại hiểu biết, tư duy giúp chúng ta trưởng thành hơn.
- Học cả trong sách vở và học trong cuộc sống.
- Lật lại vấn đề: Nếu không học hoặc học không đến nơi đến chốn thì kết quả thế nào? Đưa dẫn chứng.
Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu nói. Chúng ta nên làm gì?
Bài trước: Luyện tập lập luận giải thích (trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (trang 94 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)