Từ hán việt (tiếp theo) (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a. Nhằm tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính, hoặc tránh cảm giác ghê sợ.
b. Tạo ra không khí cổ xưa, thích hợp với ngữ cảnh.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Câu (2) trong ý (a) và câu (2) trong ý (b) có cách diễn đạt hay hơn so với câu tương tự sử dụng từ Hán Việt. Bởi vì trong lời ăn tiếng nói mang tính sinh hoạt hàng ngày nếu sử dụng từ Hán Việt sẽ gây ra việc thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Điền từ thích hợp vào các câu:
Trả lời:
- (1) – mẹ; (2) – thân mẫu
- (1) – phu nhân; (2) – vợ
- (1) – sắp chết / sắp chết; (2) – lâm chung / lâm chung
- (1) – giáo huấn; (2) – dạy bảo
Câu 2 (trang 83): Vì sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
Trả lời:
- Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí bởi vì khi đặt tên như vậy sẽ tạo sắc thái trang trọng, tôn nghiêm và có lẽ một phần do thói quen.
Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa.
Trả lời:
Những từ ngữ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa trong đoạn văn truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ là: dùng binh, giảng hòa, cầu thân, kết tình hòa hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
Câu 4 (trang 84): Nhận xét về cách dùng từ Hán Việt: bảo vệ, mĩ lệ trong các VD. Hãy dùng các từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt trên cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp bình thường.
Trả lời:
Các từ Hán Việt được dùng không phù hợp với ngữ cảnh lời văn làm lời nói thiếu tự nhiên. Thay thế từ bảo vệ bằng từ giữ gìn và từ mĩ lệ thành từ đẹp đẽ.
Bài trước: Bài ca Côn Sơn (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Đặc điểm của văn bản biểu cảm (trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1)