Từ đồng nghĩa (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Dựa vào những kiến thức đã học em hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông
Trả lời:
- Từ đồng nghĩa với từ rọi là soi, chiếu, tỏa, …
- Từ đồng nghĩa với trông là nhìn, ngó, …
Câu 2 (trang 113): Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là "nhìn để nhận biết". Ngoài nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa:
a) coi sóc giữ gìn cho yên ổn.
b) mong.
Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
a. trông nom, trông coi, chăm sóc, … (Trông có nghĩa là coi sóc giữ gìn cho yên ổn)
b. trông ngóng, chờ mong, hi vọng…
Các loại từ đồng nghĩa
Câu 1 (trang 114): So sánh nghĩa của từ quả và trái trong hai ví dụ sau:
- Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
(Trần Tuấn Khải)
- Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
(Ca dao)
Trả lời:
Hai từ quả, trái là hai từ đồng nghĩa, có thể thay thế nhau trong văn cảnh.
Câu 2 (trang 114):
Nghĩa của từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu đó là
- Giống: đều có nghĩa chỉ cái chết.
- Khác: Về sắc thái biểu cảm (từ hi sinh là từ Hán Việt mang sắc thái kính trọng, còn từ bỏ mạng là từ thuần Việt chỉ cái chết vô ích, mang sắc thái coi thường).
Sử dụng từ đồng nghĩa
Câu 1 (trang 115): Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau.
Trả lời:
Khi thay các từ như đề bài yêu cầu, ta nhận thấy:
- Từ quả và trái có thể thay thế nhau mà không làm thay đổi sắc thái và nội dung.
- Từ bỏ mạng và hi sinh không thể hoán đổi cho nhau vì sự thay đổi sẽ làm cho câu văn thay đổi sắc thái ý nghĩa và nội dung hiện thực.
- Vì vậy, không phải từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế được cho nhau mà còn phải dựa vào văn cảnh.
Câu 2 (trang 115): Vì sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?
Trả lời:
Đoạn trích trong Chinh phụ ngâm lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải Sau phút chia tay vì “chia li” là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng và cổ xưa. Nó thể hiện được sự đau đớn, nỗi sầu bi. Còn “chia tay” thì không thể hiện được sâu sắc nỗi đau, nỗi sầu đó.
Luyện tập
Câu 1 (trang 115):
* Các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ đã cho như sau:
- gan dạ: can đảm
- nhà thơ: thi sĩ
- mổ xẻ: phẫu thuật
- của cải: tài sản
- ngước ngoài: ngoại quốc
- chó biển: hải cẩu
- đòi hỏi: yêu cầu
- năm học: niên khóa
- loài người: nhân loại
- thay mặt: đại diện
Câu 2 (trang 115): Tìm từ gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau:
- máy thu thanh
- sinh tố
- xe hơi
- dương cầm
Trả lời:
Từ gốc Ấn-Âu đồng nghĩa cụ thể như sau:
- máy thu thanh → ra-đi-ô
- sinh tố → vi-ta-min
- xe hơi → ô-tô
- dương cầm → pi-a-nô
Câu 3 (trang 115): Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân (phổ thông)
Trả lời:
Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân là:
- tía, thầy = cha, bố
- má, u, bầm = mẹ
- mè = vừng
- heo = lợn
- đậu phộng = lạc
- cá lóc = cá quả
- khoai mì = sắn
Câu 4 (trang 115): Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm
- Món quà anh gửi, tôi đã đưa đến tận tay chị ấy rồi.
- Bố tôi đưa khách ra đến cổng rồi mới trở về.
- Cậu ấy gặp khó khăn một tí đã kêu.
- Anh đừng làm như tế người ta nói cho đấy.
- Cụ ốm nặng đã đi hôm qua rồi.
Trả lời:
Từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm là:
- đưa → trao
- đưa → tiễn
- kêu → rên/ phàn nàn
- nói → trách/ cười/ phê bình/ dị nghị
- đi → mất, qua đời
Câu 5 (trang 116): Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa
Trả lời:
Phân biệt nghĩa như sau:
Nhóm từ | Giống nhau | Khác nhau |
ăn, xơi, chén | hành động đưa thức ăn vào cơ thể | - ăn: nghĩa bình thường - xơi: lịch sự, thường dùng trong lời mời - chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật |
cho, tặng, biếu | tả hành động trao ai vật gì đấy |
- cho: sắc thái bình thường - tặng: thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ - biếu: thể hiện sự kính trọng |
yếu đuối, yếu ớt | tả sức lực kém |
- yếu đuối: kém về cả thể chất lẫn tinh thần - yếu ớt: kém về thể chất |
xinh, đẹp | nói hình thức, hoặc phẩm chất được yêu mến |
- xinh: chủ yếu nói hình thức ưa nhìn - đẹp: hoàn hảo cả vẻ ngoài và phẩm chất |
thu, nhấp, nốc | hành động đưa nước vào cơ thể |
- tu: uống nhanh, nhiều, một mạch - nhấp: uống từ từ, chậm - nốc: nhiều, nhanh và thô tục |
Câu 6 (trang 116): Chọn thành ngữ:
a. (1) – thành quả ; (2) – thành tích
b. (1) – ngoan cố ; (2) – ngoan cường
c. (1) – nghĩa vụ ; (2) – nhiệm vụ
d. (1) – giữ gìn ; (2) – bảo vệ
Câu 7 (trang 116):
a. (1) – đối đãi/ đối xử
(2) – đối xử
b. (1) – trọng đại / to lớn
(2) – to lớn
Câu 8 (trang 117): Đặt câu:
- Tôi thấy nó cũng bình thường thôi.
- Tôi không nghĩ anh lại làm cái việc tầm thường như vậy.
- Chăm chỉ học tập sẽ đạt được kết quả cao
- Chất độc màu da cam của đế quốc Mĩ đã để lại hậu quả khôn lường cho nhân dân Việt Nam.
Câu 9 (trang 117): Sửa lại các từ in đậm như sau:
- hưởng lạc → hưởng thụ
- bao che → đùm bọc
- giảng dạy → giáo dục
- trình bày → trưng bày
Bài trước: Xa ngắm thác núi Lư (trang 111 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Cách lập ý của bài văn biểu cảm (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)