Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
* Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề.
Ví dụ:
- Khi kê khai thông tin cần xác định người kê khai là đúng người.
- Kiểm tra người nhận thư có đúng hay không?
Cần chứng minh khi bị hoài nghi về việc nào đó. Và cần phải đưa ra bằng chứng xác đáng. Như vậy, chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (vấn đề) nào đó là sự thật.
Câu 2 (trang 41):
Trong văn nghị luận, khi chỉ được sử dụng lời văn thì cách tốt nhất để chứng minh một ý kiến, đó là sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để chứng minh tính đúng của một luận điểm.
Câu 3 (trang 41):
a. Luận điểm cơ bản của bài văn Đừng sợ vấp ngã đó là:
- “Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ”
- “Vậy bạn xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. ”
b. Cách lập luận của bài văn:
- Vấp ngã là chuyện bình thường (sử dụng ví dụ).
- Dẫn chứng bằng vấp ngã của những người nổi tiếng.
- Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.
Các sự thật được dẫn ra có sự đáng tin. Qua đó ta thấy phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực để chứng tỏ luận điểm là đúng.
Luyện tập
a. Luận điểm: Không sợ sai lầm. Thể hiện qua các câu văn:
- “Thất bại là mẹ của thành công”
- “Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình”
b. Luận cứ được nêu là hiển nhiên, đầy sức thuyết phục:
- Ai cũng từng mắc sai lầm, người không phạm sai lầm, thì hoặc là ảo tưởng, hoặc là hèn nhát.
- Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không thể tự lập.
- Không mất cũng sẽ không được.
- Sai lầm có hai mặt xấu và tốt.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
c. Khác với bài văn Đừng sợ vấp ngã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thì ở Không sợ vấp ngã lại dùng lí lẽ kết hợp với phân tích lí lẽ.
Bài trước: Thêm trạng ngữ cho câu (trang 39 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)