Thành ngữ (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Về cấu tạo cụm từ "lên thác xuống ghềnh": Có hai từ trái nghĩa lên-xuống tạo nên phép đối.
a. Không thể thay thế, chêm xen hay thay đổi một vài từ trong cụm từ đó được. Bởi vì cụm từ đã có cấu tạo cố định, liên kết hoàn chỉnh.
b. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của cụm từ "lên thác, xuống ghềnh" - có cấu tạo cố định và biểu thị một nghĩa hoàn chỉnh.
Câu 2 (trang 143):
a. Cụm từ "lên thác xuống ghềnh" có nghĩa đen và nghĩa bóng cụ thể như sau:
- Về nghĩa đen: chỉ hành động di chuyển ngược chiều nơi địa hình khó khăn.
- Nghĩa bóng: chỉ sự gian nan, khó nhọc, vất vả, hiểm nguy.
b. Nghĩa của cụm từ nhanh như chớp: Hàm ý so sánh sự việc và hành động diễn ra nhanh chóng và mau lẹ.
Sử dụng thành ngữ
Câu 1 (trang 144): Vai trò thành ngữ cụ thể như sau:
- bảy nổi ba chìm: giữ vai trò làm vị ngữ của câu.
- tắt lửa tối đèn: giữ vai trò làm bổ ngữ cho động từ “phòng”.
Câu 2 (trang 144):
Cái hay của việc sử dụng các thành ngữ là: ngắn gọn mà lại mang tính hình tượng, biểu cảm cao.
Luyện tập
Câu 1 (trang 145):
a. Nghĩa của thành ngữ như sau:
+ sơn hào hải vị : những món ăn ngon, quý hiếm được lấy trên rừng dưới biển.
+ nem công chả phượng: chỉ những món ngon, quý hiếm và được trình bày vô cùng đẹp mắt.
b. Nghĩa của thành ngữ như sau:
+ khỏe như voi: ý nói sức khỏe hơn người.
+ tứ cố vô thân: ý nói không họ hàng thân thích, nghèo khổ.
c. + da mồi tóc sương : ý chỉ người đã già màu da lốm đốm như đồi mồi, tóc bạc như màu sương
Câu 2 (trang 145): Kể vắn tắt các truyền thuyết:
- Con Rồng cháu tiên:
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc giống tiên sống vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và sinh ra một bọc trăm trứng. Bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng người xuống biển. Năm mươi người con them mẹ lên rừng và năm mươi người con theo cha xuống biến. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua, xưng Hùng Vương, đóng đô đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời không đổi.
- Ếch ngồi đáy giếng:
Một con ếch sống trong giếng lâu ngày, nó nhìn bầu trời trên cao qua miệng giếng và nghĩ rằng trời chỉ to bằng cái vung. Xung quanh nó cũng chỉ toàn các con vật bé nhỏ, vì thế nó coi mình là chúa tể. Một ngày mưa to, nước dâng đưa ếch ra khỏi giếng. Quen thói huênh hoang, ếch ta bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
- Thầy bói xem voi:
Một buổi ế hàng, năm ông thầy bói cùng nhau đi xem voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi và đưa ra những nhận định về con voi khác nhau. Các thầy tranh cãi rồi dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu.
Câu 3 (trang 145): Điền câu như sau:
- Lời ăn tiếng nói
- Một nắng hai sương
- Ngày lành tháng tốt
- No cơm ấm áo
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
Câu 4 (trang 145): Mười thành ngữ và ý nghĩa của các thành ngữ đó như sau:
- Nhà tranh vách đất: nhà mái tranh, tường làm bằng đất ⇒ cảnh nghèo xơ xác.
- Thuần phong mĩ tục: phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, mang bản sắc riêng.
- Vững như bàn thạch: Bàn thạch - bàn bằng đá ⇒ rất vững vàng, không gì lay chuyển được.
- Gan vàng da sắt: phẩm chất cao quý của con người trung thành, kiên định.
- Chó cắn áo rách: Đã nghèo khổ lại còn gặp thêm tai nạn.
- Ruột nóng như cào: suốt ruột, bồn chồn, không yên lòng.
- Nhắm mắt làm ngơ: Cố tình lảng tránh, làm ra vẻ không hay biết gì.
- Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ: Biểu thị việc làm vừa phải, phù hợp với khả năng.
- Mèo mù vớ cá rán: Sự may mắn bất ngờ ngoài khả năng.
- Ruột để ngoài da: Đểnh đoảng hay quên, vô tâm, vô tình.
Bài trước: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (trang 145 SGK Ngữ văn 7)