Sài Gòn tôi yêu (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
* Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu … tông chi họ hàng): ấn tượng chung của tác giả và tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn.
- Phần 2 (tiếp … hơn trăm triệu): cảm nhận, bình luận phong cách người Sài Gòn.
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu tác giả với Sài Gòn.
Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về phương diện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, cư dân, phong cách người Sài Gòn.
Câu 2 (trang 172):
Trong đoạn 1:
a. Nét riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
- Nắng sớm, chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới mau tạnh; thời tiết thay đổi bất ngờ.
- Cuộc sống của con người nơi đây rất sôi động lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và sáng sớm.
b. Tác giả thể hiện tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.
Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng đó là: biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
Câu 3 (trang 173):
Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”) cho thấy:
- Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ, không phân biệt nguồn gốc đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất và kiên cường.
- Thái độ, tình cảm của nhà văn qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.
Câu 4 (trang 173):
Đoạn cuối là kết luận, nhà văn bày tỏ tình cảm chân thành tình yêu da diết, sâu đậm với mảnh đất, con người Sài Gòn, mong ước về tình yêu các bạn trẻ dành cho Sài Gòn. Tất cả những điều kể, tả ở trên đều được kết lại trong những câu ngắn gọn ở đoạn cuối.
Câu 5 (trang 173):
Đặc sắc nghệ thuật biểu cảm của bài văn nằm ở sự chân thật, am hiểu tường tận, cảm nhận tinh tế khi gắn bó lâu ở Sài Gòn. Có kể, có tả nhưng cốt yếu vẫn ở cảm xúc. Giọng văn lúc như bày tỏ, lúc như khoe khoang, lại có lời bình, nhận xét.
Luyện tập
Câu 1 (trang 173):
Những bài viết về vẻ đẹp và những đặt sắc của quê hương Hà Nội của em: Mùa xuân của tôi, Cốm, Một thứ quà của lúa non: …
Câu 2 (trang 173):
Đoạn văn tham khảo:
Quê hương – hai tiếng thiêng liêng mà ai nghe qua cũng đọng lại cảm xúc. Quê hương tôi nằm bên con sông Đáy thân thương. Nơi có những người nông dân chăm chỉ cấy cày, chịu thương, chịu khó trên ruộng đồng. Bố mẹ tôi, những người nông dân chân chất luôn dạy tôi phải biết chăm chỉ, phải cố gắng học tập để hiểu biết, để làm người. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất ruột thịt nuôi lớn tôi nên người. Tôi yêu quê bằng tất cả niềm kính trọng, yêu thương. Dòng sông quanh co ấy, rặng tre mát dịu, đồng lúa bất tận, …Ôi hình ảnh quê hương mới đẹp làm sao! Tôi sẽ không bao giờ quên quê hương của mình, dù cho sau này tôi có đi xa.
Bài tiếp: Mùa xuân của tôi (trang 177 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)