Một thứ quà của lúa non: Cốm (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
* Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
- Phần 1 (2 đoạn đầu): hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành cốm.
- Phần 2 (đoạn thứ 3): phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.
- Phần 3 (đoạn cuối): bàn về cách thưởng thức cốm.
Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài tùy bút nói về cốm làng Vòng của Hà Nội - một nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nhà văn đã sử dụng nhiều phương thức nhưng chủ yếu là biểu cảm.
Câu 2 (trang 162):
* Đoặn văn Từ đầu đến sự trong sạch của Trời, nhà văn đã mở đầu bằng những hình ảnh và chi tiết như:
+ Hương thơm lá sen trong làn gió nhẹ mùa hè.
+ Hương thơm bông lúa trên cánh đồng xanh.
* Những cảm giác, ấn tượng của nhà văn đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn trên đó là: cảm giác về hương thơm lá sen, mùi lúa non, cảm nhận tinh tế về “giọt sữa” đông lại trong cái vỏ xanh xanh.
Câu 3 (trang 162):
- Nhà văn nhận xét về tục dùng hồng và cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là rất phù hợp. Màu sắc, hương vị hòa hợp, nâng đỡ lẫn nhau: xanh tươi + đỏ thắm, thanh đạm + ngọt sắc.
Câu 4 (trang 163):
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước … nội cỏ An Nam”. Nhận xét của nhà văn thật tinh tế và vô cùng chính xác. Cốm được làm từ lúa non, một đặc trưng của đồng nội, mang trong mình hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết. Cốm đã trở thành một món quà, một lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế, nó còn gắn với phong tục văn hóa của dân tộc.
Câu 5 (trang 163):
Đoạn cuối bàn về sự thưởng thức cốm. Tác giả vô cùng tinh tế và thể hiện thái độ trân trọng cốm. Ăn cốm là thưởng thức, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết về hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lúa non, cái dịu dàng, thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời và công sức của con người.
Câu 6* (trang 163):
Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Khi miêu tả dòng sữa đông cứng hình thành hạt lúa non, làm nên hạt cốm; khi nhận định về sự hài hòa hồng và cốm; đặc biệt khi thưởng thức cốm.
Luyện tập
Câu 2 (trang 163):
Một số câu thơ, ca dao nói đến cốm như:
- Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
- Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa