Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
Luận cứ | Kết luận |
Hôm nay trời mưa | chúng ta không đi chơi công viên nữa |
vì qua sách em học được nhiều điều | Em rất thích đọc sách |
Trời nóng quá | đi ăn kem đi |
- Quan hệ giữ luận cứ và kết luận là mối quan hệ nhân quả.
- Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ: Đi ăn kem đi, (vì) hôm nay trời nóng quá.
Câu 2 (trang 33): Bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:
a. Em rất yêu trường em vì nơi đây có thầy cô và bạn bè yêu quý
b. Nói dối rất có hại vì bạn sẽ đánh mất lòng tin của mọi người.
c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e.Càng đi nhiều càng mở mang hiểu biết, em rất thích đi tham quan.
Câu 3 (trang 33): Viết tiếp các luận cứ sau:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, chúng ta đi chơi đi.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, ta phải tập trung học thôi.
c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, mọi người rất khó chịu.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải biết làm gương cho các em.
e. Cậu này ham đá bóng thật chắc cậu ấy sẽ trở thành một cầu thủ giỏi.
Lập luận trong văn nghị luận
Câu 1 (trang 33):
Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận: những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.
Câu 2 (trang 34):
Lập luận cho luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người”":
- Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.
- Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.
- Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.
→ Sách là người bạn tốt.
Câu 3 (trang 34):
Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận: Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.
- Truyện Thầy bói xem voi:
+ Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.
+ Chỉ nhận định về một mặt phiến diện thì sẽ có dẫn đến sự thiếu sót và sai lạc.
- Truyện Ếch ngồi đáy giếng:
+ Tự phụ, kiêu ngạo, huyênh hoang, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.
+ Cần rèn tính khiêm tốn, chịu khó học hỏi để có hiểu biết sâu rộng hơn
Bài trước: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (trang 30 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Sự giàu đẹp của tiếng việt (trang 37 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)