Làm thơ lục bát (trang 155 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
1. Đọc kĩ bài ca dao
2. Trả lời câu hỏi:
a. Cặp câu thơ lục bát: câu đầu có sáu tiếng (lục), câu sau có tám tiếng (bát).
b. Các kí hiệu B, T, V ứng với bài ca dao như sau:
c. Nhận xét về thanh điệu tiếng thứ 6 ở câu 6 và tiếng thứ 8 ở câu 8: Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 sẽ là thanh ngang (bổng) hoặc ngược lại.
d. Nhận xét về luật thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là 2, câu lục có 6 tiếng, câu bát có 8 tiếng.
- Các tiếng chẵn: 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật:
+ Câu lục: B – T – B
+ Câu bát: B – T – B – B
- Các tiếng lẻ: 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.
- Vần:
+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.
+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp:
+ Câu lục: nhịp 2/2/2; 2/4; 3/3
+ Câu bát: 2/2/2; 4/4; 3/5; 2/6
Luyện tập
Câu 1 (trang 157): Điền từ:
(1): như là
(2): vững bền mai sau
(3): cây xòe bóng nắng cùng em trốn tìm
Lý do điền từ:
- Hợp về nghĩa
- Hợp về vần
Câu 2 (trang 157):
- Hai câu lục bát ở trên sai vì không đúng nguyên tắc hiệp vần, và luật bằng trắc.
- Cần sửa lại như sau:
+ (1) thay bòng bằng xoài
+ (2) thay tiến lên hàng đầu thành trở thành trò ngoan
Bài trước: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học (trang 154 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài tiếp: Một thứ quà của lúa non: Cốm (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)