Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm (trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
1. Đề văn biểu cảm (trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Đề văn | Đối tượng biểu cảm | Tình cảm thể hiện |
a. | Dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây, …) quê hương | sự yêu thương, gần gũi |
b. | trăng đêm trung thu | yêu thích |
c. | nụ cười của mẹ | yêu thương tôn kính |
d. | kỉ niệm tuổi thơ | hoài niệm, xúc động, vui buồn |
e. | một loài cây bất kì | yêu mến, gắn bó |
2. Các bước làm bài văn biểu cảm
Đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ
- Hình dung về nụ cười của mẹ: ấm áp, tin yêu thương; khích lệ, động viên, ...
- Tình cảm, nghĩ suy của em về nụ cười của mẹ nói riêng và về mẹ nói chung.
b. Dàn ý và viết bài:
* Mở bài: Cảm xúc về nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
* Thân bài:
- Miêu tả vài nét về mẹ:
+ Tuổi, sức khỏe.
+ Đảm đang, tháo vát.
+ Tính cách hiền hòa, dễ mến.
- Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
+ Nụ cười đem lại sự ấm áp và tin yêu.
+ Nụ cười vui, thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười bao dung, tha thứ khi em mắc lỗi.
+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.
+ Làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ
c. Kết bài: Thể hiện sự yêu thương và kính trọng của con đối với mẹ.
Luyện tập
Đọc bài văn (trang 89 SGK Ngữ văn 7 tập 1) và trả lời câu hỏi:
a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề và một đề văn thích hợp.
b. Hãy nêu dàn ý của bài.
c. Chỉ ra phương thức biểu đạt của bài văn.
Trả lời:
a. Bài văn biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang dấu yêu.
+ Đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang đất mẹ…
+ Đặt đề văn: Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp quê hương An Giang.
b. Dàn ý của bài:
- Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
- Thân bài: Thể hiện tình yêu quê hương qua những chi tiết:
+ Nhớ về kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu với những người con anh hùng.
- Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
c. Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
Bài trước: Đặc điểm của văn bản biểu cảm (trang 84 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Bài tiếp: Sau phút chia li (trang 92 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)