Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):
* Công dụng của dấu chấm lửng được thể hiện qua các câu như sau:
a. ngụ ý liệt kê
b. biểu hiện sự ngắt quãng trong lời nói vì quá mệt và hoảng.
c. làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một thông tin bất ngờ.
Câu 2 (trang 121 sgk):
* Công dụng của dấu chấm lửng: Dấu chấm lửng dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước
Dấu chấm phẩy
Câu 1 (trang 122): Trong các câu dưới đây dấu chấm phẩy được dùng để:
a. - Dấu chấm phẩy dùng để phân tách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy
b. - Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
Không thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy bởi vì trong câu này, nếu thay thế bằng dấu phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ, không phân cấp được các nội dung ý nghĩa khác nhau về cấp bậc.
Câu 2 (trang 122):
* Công dụng của dấu chấm phẩy
- Tách hai vế của câu ghép
- Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Luyện tập
Câu 1 (trang 123):
- Dấu chấm lửng được dùng để:
a. diễn đạt sự lúng túng, sợ hãi.
b. diễn đạt sự bỏ dở của câu nói.
c. ngụ ý liệt kê chưa đầy đủ, còn nữa.
Câu 2 (trang 123):
- Công dụng dấu chấm phẩy trong các câu văn trên là:
a. đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
b. đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
c. ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.
Câu 3 (trang 123):
Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó: Có câu dùng dấu chấm lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy như sau:
Ca Huế phong phú, đặc sắc, ca Huế đẹp nhờ sự kế thừa dòng nhạc dân gian và cung đình. Màu sắc dân gian thể hiện ở các điệu hò: hò lơ, hò ô, hò nện, …; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, … Lại thêm khung cảnh đêm thơ mộng trên dòng sông Hương. Đó quả là những giai điệu tuyệt vời.
Bài trước: Quan Âm Thị Kính (trang 111 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài tiếp: Văn bản đề nghị (trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 2)