Cổng trường mở ra (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
* Bài văn được chia làm 2 đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến … thế giới mà mẹ vừa bước vào): Tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường.
- Đoạn 2 (Còn lại): Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ.
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì? )
Trả lời:
Tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra như sau: Câu chuyện kể về những tâm tình, lo âu của người mẹ với đứa con nhỏ yêu dấu trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
Câu 2 (trang 8): Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
Trả lời:
Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng khác biệt giữa người mẹ và đứa con được biểu hiện:
Người mẹ | Đứa con |
- "mẹ không tập trung được vào việc gì cả, trằn trọc không ngủ được”, thao thức, lo lắng. | vô tư, háo hức - "cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ" |
Câu 3 (trang 8): Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
Trả lời:
- Người mẹ không ngủ được tại vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của cuộc đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.
- Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đó là: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm … dài và hẹp”; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.
Câu 4 (trang 8): Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
Trả lời:
- Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con hay với ai cả mà là đang nói với chính mình. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính mình, bất chợt những kỉ niệm cũ lại ùa về.
- Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm yêu thương khó nói bằng lời.
Câu 5 (trang 8): Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Trả lời:
Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ là: “thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”
Câu 6 (trang 8): Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Trả lời:
Thế giới kì diệu đó là một thế giới với sự hiểu biết của em, một thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.
Câu 7 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:
+ Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.
+ Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.
+ Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.
Luyện tập
Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Em hoàn toàn tán thành với ý kiến trên bởi vì:
- Lớp Một là lớp đầu tiên của hệ thống giáo dục 12 năm học. Mọi học sinh đều có một cảm xúc khó tả, vừa hồi hộp lo lắng, vừa rụt rè, vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.
- Đánh dấu một bước mới trong sự trưởng thành của trẻ.
Câu 2 (trang 9): Em hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên bầu trời cao vời vợi có những đám mây bàng bạc trôi đi, lòng tôi lại bồi hồi xúc động với những kỉ niệm mơn man của buổi trưa tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác bồi hồi ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm rồi, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi bắt đầu đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên ba hoặc mẹ, chỉ dám nhìn một nửa hay đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thầm nghĩ và áo ước được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. ”
Bài tiếp: Mẹ tôi (trang 11 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)