Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài phiên âm Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1-2-4.
- Với bài Cảnh khuya ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4).
- Bài Rằm tháng giêng ngắt nhịp 4/3 toàn bài.
Câu 2 (trang 142):
- Hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya với cách so sánh thể hiện sự tinh tế, khéo léo tạo sự trẻ trung, gần gũi. Hình ảnh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, một không gian lung linh, huyền ảo, cổ kính và trang nghiêm.
Câu 3 (trang 142):
- Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ. Bác chưa ngủ không chỉ vì mải mê ngắm cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà còn băn khoăn, lo lắng vì dân, vì nước.
- Trong hai câu thơ cuối từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần, diễn tả nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước.
Câu 4 (trang 142):
Trong bài Rằm tháng giêng miêu tả một không gian bầu trời rộng lớn, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng. Miêu tả cảnh không gian một cách khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
- Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân” (sông xuân, nước xuân, trời xuân) thể hiện sự tràn đầy sắc xuân, sức xuân, sức sống ùn ùn trỗi dậy, mùa xuân chuyển động lớn dần, lớn dần lên.
Câu 5 (trang 142):
Bài Nguyên tiêu làm em gợi nhớ đến bài thơ Phong kiều dạ bạc của Trương Kế trong thơ cổ Trung Quốc: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trong Phong kiều dạ bạc) với câu thơ Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (trong Nguyên tiêu) đều tả cảnh lúc đêm khuya, có thuyền, có sông nước.
Câu 6 (trang 142):
Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào thiên nhiên, núi rừng và trăng. Qua đó thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác Hồ Chí Minh.
Câu 7* (trang 142):
- Cảnh trăng trong bài Cảnh khuya được miêu tả; trăng ngàn gió núi, cảnh lung linh huyền ảo quấn quýt giao hòa.
- Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng được miêu tả là: trăng xuân, cảnh trăng trên sông, con thuyền nhỏ, không gian bát ngát tràn sức xuân.
Luyện tập
Câu 2 (trang 143):
Một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hay thiên nhiên như sau:
- Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
(Chiều tối – Nhật kí trong tù)
- Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ
(Ngắm trăng – Nhật kí trong tù)
- Trăng vào của sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về.
(Tin thắng trận)
Bài trước: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (trang 138 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1) Bài tiếp: Thành ngữ (trang 143 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)