Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Ý nghĩa của văn chương - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Ý nghĩa của văn chương - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Bố cục văn bản:
Chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu cho đến... muôn vật muôn loài) Nguồn gốc của thơ ca.
+ Phần 2 (Còn lại): Nhiệm vụ và tác dụng của văn chương đối với đời sống con người.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 63 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.
- Tuy nhiên, cũng có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”
→ Các quan niệm này không trái ngược nhau mà tương hỗ, bổ sung lẫn nhau.
Câu 2 (Trang 63 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
Văn chương là:
- Hình ảnh của cuộc sống muôn màu, đa dạng và phong phú, phản ánh đời sống.
+ Vì cuộc sống đa dạng nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng và phong phú
+ Ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết được cuộc sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
- Văn chương còn tạo ra sự sống
+ Nhờ có văn chương ta biết được cuộc sống mơ ước của con người.
Câu 3 (Trang 62 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
Công dụng của văn chương theo Hoài Thanh:
- Khợi gợi tình cảm và gợi lòng vị tha trong mỗi con người.
- Tạo cho ta những tình cảm ta không có, bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của thiên nhiên
+ Lưu giữ lại dấu tích, lịch sử văn hóa của loài người
⇒ Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người trở nên phong phú, giúp khêu gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
Câu 4 (Trang 62 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
a, Bài viết Ý nghĩa văn chương thuộc thể loại văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa chứa đựng cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca. ”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ thời xa xưa về nhà thơ Ấn Độ
Luyện tập
Câu hỏi (Trang 63 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2): Giải thích câu của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Và đưa ra các dẫn chứng chứng minh câu nói đó:
+ Giải thích:
→ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng làm rung động, khêu gợi những xúc cảm từ bên trong con người như niềm vui, nỗi buồn sự đồng cảm,...
→ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến cho những tình cảm sẵn có trong mỗi chúng ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
+ Dẫn chứng:
→ Bài viết Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi: tạo ta cho người đọc cảm giác xúc động trước vẻ đẹp của sông nước Cà Mau dù cho người đọc chưa một lần được đến nơi này, tác phẩm còn bồi dưỡng trong lòng người đọc tình yêu với cảnh sắc quê hương, đất nước.
→ Bài thơ Lượm tạo cho cho người đọc sự xúc động, xót thương trước sự hi sinh của chú bé liên lạc trong một thời chiến tranh tàn khốc đã qua, khiến người đọc cảm thấy quý trọng hơn cuộc sống hòa bình mà mình đang có.
Ý nghĩa - Nhận xét
Qua lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa mang nhiều cảm xúc và hình ảnh của tác giả Hoài Thanh, học trò thấy được luận điểm nổi bật: nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là tình cảm, là lòng vị tha, văn chương tái hiện hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có, đồng thời văn chương cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, đời sống ấy sẽ trở nên thật nghèo nàn nếu không có văn chương.