Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
1. Đọc bài văn
2. Trả lời
a, Bài văn của tác giả Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân
b, Tác giả phát biểu cảm nhận của mình bằng cách tưởng tượng hình ảnh một người cụ thể đội khăn, mặc áo dài
- Đó là một người quen, ở noi phương xa đang hướng về cố hương
+ Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên, tác giả tưởng tượng ra dải ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.
+ Từ dòng sông sao trên trời, tới dòng sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, tác giả liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn
II. Luyện tập
Bài 1 (Trang 148 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Cảm nhận về bài “ Tĩnh dạ tứ”
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ), hoàn cản ra đời của bài thơ. Nội dung chính của bài thơ
Thân bài
Tâm trạng của thi sĩ
- Tên tiêu đề tác phẩm là cảm nghĩ, suy tư trong đêm trăng thanh tĩnh
- Phân tích những cảm nhận mơ hồ của nhà thơ khi ánh trăng ngỡ sương phủ.
- Cảm xúc của tác giả khi ngẩng đầu lên nhìn ánh trăng
- Việc cúi đầu nhớ cố hương (quê cũ, không chỉ là quê, còn là cảnh vật, người thân)
- Nét đặc sắc trong bài thơ: viết theo chủ đề nhìn trăng nhớ quê
Kết bài
Ấn tượng của bản thân về bài thơ, về những hình ảnh đẹp trong thơ. Qua đó nêu bật tình cảm của người viết với quê hương, xứ sở
Bài 2 (Trang 148 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Dàn ý bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Mở bài
Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và tác phẩm của ông
Thân bài
Cảm xúc, nghĩ suy về hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm
- Cảnh ngộ sáng tác bài thơ có nét độc đáo khác với chủ đề vọng nguyệt hoài hương của Lý Bạch
- Sự đối lập của các từ, ý thơ càng làm bật lên trạng thái trẻ- già, đi xa- trở về, những đổi thay của tác giả (tóc mai rụng)
- Nhấn mạnh phân tích hình ảnh: giọng nói quê hương không đổi thay, điều này diễn tả tấm lòng luôn hướng về quê hương
- Cuộc gặp với con trẻ trong làng: Nhìn thấy nhau nhưng không quen biết nhau, sự xa lạ xuất hiện ngay trên chính mảnh đất quê hương
- Nhưng đau xót nhất chính là chi tiết những đứa trẻ coi tác giả như một vị khách lạ tới làng. Việc cười hỏi hồn nhiên của những đứa trẻ khiến cho tác giả chạnh lòng
Kết bài
Cảm xúc bao trùm toàn bộ tác phẩm, sự linh hoạt trong cách diễn tả tình quê hương.