Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Bạn đến chơi nhà - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Bạn đến chơi nhà - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Bố cục bài thơ: gồm 3 phần
- Câu đầu: cảm xúc khi bạn đến nhà chơi
- 6 câu tiếp: cảnh ngộ của nhà thơ khi bạn đến chơi
- Câu cuối: tình cảm sâu sắc với bạn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 105 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú:
+ 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
+ Gieo vần: gieo vần chân 1,2,4,6,8
+ Nhịp điệu: hài hòa,
Câu 2 (Trang 105 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp đãi bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thân thiết, sâu đậm
- Theo nội dung của câu thơ đầu tiên, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp đón bạn thật tử tế, chu đáo
- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo lại cho thấy cảnh ngộ đặc biệt
+ Muốn ra chợ thì chợ xa
+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
+ Muốn bắt cá thì ao sâu
+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
+ Miếng trầu cũng không có
→ Tác giả tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại chẳng có gì, từ đó làm nổi bật lên tình cảm chân thành, mang ra tiếp đãi bạn.
- Tình huống được tạo ra như có tính bông đùa, có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại chẳng có gì, mục đích nhấn mạnh rằng sự chân tình có thể bù đắp mọi sự thiếu thốn về vật chất
c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta mang ý nghĩa: chẳng cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình là đủ làm cho tình bạn thắm thiết.
+ Thương nhau, quý nhau ở cái tình, cách ăn ở đối đãi với nhau.
→ Tác giả muốn thể hiện rằng những người bạn thực sự thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi
d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay đến việc lo chuẩn bị vật chất để tiếp đãi bạn cho xứng với tình cảm của hai người:
+ Tác giả rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo nhất
+ Thể hiện sự coi trọng, quý mến dành cho bạn của thi sĩ
Luyện tập
Bài 1 (Trang 106 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7)
Bài thơ Bạn đến chơi nhà sử dụng ngôn ngữ mộc mạc đời thường
- Ngôn ngữ trong bài Sau phút chia ly là ngôn ngữ Hán mang hơi hướng của văn cổ, trang trọng
- Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chỉ tác gả và bạn mình. Còn cụm từ “ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang chỉ một mình bà với mảnh tình riêng của bà.