Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Bài 1 (Trang 192 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Nội dung hai câu thơ của Nguyễn Trãi: thể hiện nỗi buồn sâu lắng, khôn nguôi trong lòng tác giả
+ Câu thơ thứ nhất sử dụng hình thức biểu cảm trực tiếp, câu thơ thứ hai hình thức biểu cảm gián tiếp
+ Câu thơ thứ dùng nhất để kể và miêu tả, câu thứ hai dùng để diễn đạt lối nói ẩn dụ nhằm tô đậm câu thơ thứ nhất
Bài 2 (Trang 193 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Tình cảm được thể hiện trong hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê và Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh khác nhau:
+ Một bài diễn tả tình yêu quê hương thể hiện lúc xa quê với nỗi nhớ luôn thường trực, tình cảm này được tác giả thể hiện gián tiếp một cách tinh tế, nhẹ nhàng (Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch)
+ Bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê lại diễn tả tình cảm một cách trực tiếp lúc mới về quê, có phần xót xa, bùi ngùi
Bài 3 (Trang 193 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Trong hai bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng Giêng:
+ Có sự tương đồng về cảnh vật trong 2 bài thơ (đêm trăng, thuyền, dòng sông) nhưng có điều dễ dàng nhận thấy là chủ thể trữ tình rất khác nhau: một bên là người lữ khách không ngủ vì nỗi buồn xa xứ, một bên là người chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mệnh
+ Sắc thái biểu lộ giữa hai bài thơ cũng khác nhau (một bài nói về khung cảnh thanh vắng và u tối, một bài cảnh vật sống động, trong sáng)
Bài 4 (Trang 193 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những câu được chọn lựa đúng: b, c, e