Trang chủ
> Lớp 7
> Soạn Văn 7 (hay nhất)
> Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Bố cục văn bản:
+ - Phần 1 (từ đầu đến "Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù"): phần mở đầu, giới thiệu cảnh ngộ cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
+ - Phần 2 (tiếp theo cho đến "Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu"): phần diễn biến cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật.
+ - Phần 3 (đoạn còn lại): phần kết, hành động của Phan Bội Châu sau khi cuộc gặp gỡ kết thúc qua lời các nhân chứng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 94 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
Truyện ngắn mang tính chất kí sự, nhưng thực tế đây lại là hư cấu, do:
+ Tác giả tưởng tượng và sáng tạo từ việc trước khi Va- ren nhậm chức có tuyên bố sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu
Câu 2 (Trang 94 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
a, Do sức ép công luận Pháp, Đông Dương, Va- ren hứa sẽ quan tâm vụ Phan Bội Châu
b, Thực chất đó lại là lời điêu trá nhằm mục đích trấn an công luận và nhân dân Việt Nam đang tranh đấu đòi thả Phan Bội Châu
- Van- ren hứa một cách “nửa chính thức”: hứa nửa vời, hứa không nhất thiết phải thực hiện
- Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự hiểu rõ bản tính, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa gạt
+ Vì: Trong quá trình cai trị đám thực dân vơ vét, bóc lột tàn bạo, chúng lấy người dân ra để làm bia đỡ đạn
+ Chúng hứa hẹn rất nhiều nhưng không thực hiện.
Bài 3 (Trang 94 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
- Nhân vật được xây dựng dựa trên quan hệ tương phản, đối lập:
+ Va- ren (một kẻ bất lương thống trị) > < Phan Bội Châu (người cách mệnh vĩ đại đang thất thế)
+ Tác giả sử dụng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren
+ Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn lặng im, điềm tĩnh
→ Cách viết vừa tả, vừa gợi vô cùng sinh động, thâm thúy
- Trong cuộc đối thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói còn Phan Bội Châu lặng im
+ Ngôn ngữ của Va-ren là độc thoại
- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ rằng:
+ Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người thâm độc, nham hiểm
+ Không ngừng nói những lời ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
- Trái lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm
Câu 4 (Trang 94 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
Truyện chẳng thể kết thúc ở: “…cũng như Va-ren không hiểu Bội Châu”
- Truyện sẽ trở nên kém thú vị, lôi cuốn nếu không có lời bình hấp dẫn và sắc sảo của tác giả
- Chữ “không hiểu” được giải thích một nửa (không phải vì không hiểu tiếng nói của nhau vì đã có thông ngôn), bỏ ngỏ để bạn đọc tự suy ngẫm.
- Ý nghĩa chi tiết đoạn kết:
+ Phan Bội Châu vẫn giữ lặng im cho thấy thái độ khinh bỉ trước sự ba hoa, phét lác của Varen
+ Sự lặng im của Phan Bội Châu cho thấy bản lĩnh kiên cường trước tên Toàn quyền Đông Dương
Câu 5 (Trang 94 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
- Trích dẫn lời của anh lĩnh dõng tạo cảm giác câu chuyện khách quan
- Theo lời anh lính dõng, anh ta thấy “đôi ngọn râu mép của người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay”, quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren
⇒ Khí chất kiên cường của Phan Bội Châu, ông coi Va-ren chỉ là một đứa trẻ
Câu 6 (Trang 94 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
- Tính cách Va-ren:
+ Xảo trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương
+ Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là người anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, đại diện cho khí phách dân tộc
⇒ Truyện khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai phe xã hội hoàn toàn đối lập ở nước ta dưới thời Pháp thuộc
Luyện tập
Bài 1 (Trang 95 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
- Tác giả không trực tiếp đưa ra lời bình luận nào cụ thể về Phan Bội Châu
- Bằng các thủ pháp tương phản, đối lập làm nổi bật tư chất kiên định và lòng yêu nước của Phan Bội Châu
→ Tác giả gián tiếp thể hiện lòng yêu mến, trân trọng, cảm phục người chiến sĩ cách mệnh kiên cường, bất khuất.
Bài 2 (Trang 95 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
Nghĩa cụm từ “những trò lố” mang ý nghĩa khái quát sâu sắc:
+ “Trò”: mang ý mỉa mai, châm biếm
+ “Lố”: lố bịch, giả tạo đến mức kệch cỡm
+ Những trò lố: những trò bịp bợm của Va-ren diễn ra trong cuộc hội thoại với Phan Bội Châu chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mệnh.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Qua tác phẩm, học sinh thấy được hình ảnh của hai nhân vật với hai tính cách đại diện cho hai phe xã hội hoàn toàn đối chọi nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Nếu Va-ren xảo trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương thì Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là người anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
- Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm: giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, khả năng tưởng tượng, hư cấu bậc thầy.