Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm
a, Bài văn Tấm gương ngợi ca tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, gian trá
b, Để thể hiện tình cảm đó, tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa, vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh nó
Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ngợi ca tính trung thực
c, Bố cục bài văn bao gồm ba phần: đoạn đầu là Mở bài, đoạn cuối là đoạn kết bài
Thân bài nói về các đức tính của tấm gương. Nội dung khẳng định tính chân thực. + Chứng dẫn: hai tấm gương điển hình về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trân trọng, người đáng thương, nhưng nếu soi gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thực
d, Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rất rõ ràng, chân thực, không thể chối cãi
Hình ảnh tấm gương có sức kêu gợi, giúp tạo nên giá trị của bài văn
2. Đoạn văn của Nguyên Hồng diễn tả tình cảm cô đơn, cầu mong có được sự sẻ chia và thông cảm
+ Tình cảm của nhân vật được biểu lộ một cách trực tiếp.
+ Dấu hiệu nhận biết là tiếng kêu, tiếng than, câu hỏi biểu cảm
II. Luyện tập
Bài văn diễn tả cảm xúc buồn và nỗi nhớ trường, nhớ bạn của những học trò trong kì nghỉ hè
+ Những trạng thái cảm xúc được biểu lộ khác nhau từ bối rối, xao xuyến, buồn nhớ đến trống trải, nỗi niềm cô đơn, bâng khuâng, nhớ nhung, hờn dỗi.
Tác giả gửi gắm hình ảnh hoa phượng, gợi từ hoa phượng, hóa thân vào phượng giãi bày tâm sự
b, Mạch ý của bài văn gồm có 3 đoạn:
- Đoạn 1: Hoa phượng gợi nhớ về mùa hè chia tay trong lòng người
- Đoạn 2: Phượng chứng kiến mọi hoạt động của học trò
- Đoạn 3: Phượng nhớ các bạn, rơi nước mắt là những cánh hoa
c, Bài văn vừa sử dụng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa sử dụng hình thức biểu cảm gián tiếp
- Gián tiếp: Dùng hình ảnh hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người, hoa phượng gợi nhắc tới những nỗi buồn xa trường, xa lớp.