Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Sông núi nước Nam - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Sông núi nước Nam - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

* Bố cục: gồm 2 phần:
- Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng không thể chối cãi.
- Hai câu cuối: Kẻ thù không được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm sẽ chuốc lấy diệt vong.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 64 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ
+ Các câu 1,2,4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Câu 2 (Trang 64 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:
- Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế cai trị
- Ranh giới, địa phận của nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” chẳng thể chối cãi được
- Kẻ thù nếu cố tình xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời
Câu 3 (Trang 64 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:
- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc
+ Nước Nam có bờ cõi riêng, bởi nước Nam có vua Nam ở
+ Giới phận bờ cõi của người Nam được quy định ở sách trời, điều này đã trở thành chân lý chẳng thể chối cãi được (với văn hóa của người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)
- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của dân tộc trước kẻ thù ngoại bang
+ Tác giả đã chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái với đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”
+ Cảnh cáo bọn quân xâm lược tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Câu 4 (Trang 64 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nghĩa biểu cảm của bài thơ:
- Là một sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, thể hiện tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục được
- Cảm xúc và ý chí ấy không được thể hiện trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ
Câu 5 (Trang 64 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ mang giọng điệu đanh thép, hùng hồn
- Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa đó là chân lý chẳng thể phủ nhận được
- Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc lấy diệt vong
Luyện tập
Bài 1 (Trang 65 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài thơ nói “ Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)
- Nói Nam đế cư nhằm khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn tự cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)
- Khẳng định nền độc lập, chủ quyền của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu
→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định vững chắc, đầy tự hào.
Bài 2 (Trang 65 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1) Học thuộc bài thơ