Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Bố cục trong văn bản - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1

Bố cục trong văn bản - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1

I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản
1. Bố cục của văn bản
a, Nội dung trong đơn cần được sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy ý muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
- Không thể viết lí do xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ
- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không theo đúng trình tự, quy trình về viết đơn
b, Khi xây dựng một văn bản, ta cần phải quan tâm đến bố cục của văn bản vì như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục tiêu giao tiếp
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản
- Hai câu chuyện trong sách giáo khoa tr. 29 có bố cục chưa hợp lí. Các sự việc được kể không theo đúng trình tự, không diễn đạt được rõ mục đích giáo huấn và gây cười
- Cách kể chuyện ở (1) không hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi dưới đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung lại kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.
+ Câu chuyện không hề liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”
- Câu chuyện (2) chưa làm rõ được tính cách của hai người:
+ Anh chàng nào cũng cố gắng khoe phần mình, không quan tâm đến người khác
+ Mặt khác câu chuyện không tạo ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những chi tiết không bản chất vào câu hỏi và câu trả lời
3. Các phần của bố cục
a,
- Phần Mở bài có nhiệm vụ là giới thiệu về đối tượng miêu tả
- Phần thân bài có nhiệm vụ là miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng
- Phần kết bài có nhiệm vụ là nhìn lại một cách tổng quát về đối tượng được miêu tả
b, Nhiệm vụ của các phần trong bố cục cần có sự phân biệt với nhau rõ ràng. Nếu không sẽ tạo ra sự lộn xộn trong văn bản
c, Phần mở bài không phải là sự tóm tắt của phần thân bài, phần kết bài không phải sự lặp lại của mở bài. Bởi vì:
+ Mở bài đóng vai trò giới thiệu, đưa ra vấn đề, phần thân bài triển khai, giải quyết vấn đề và phần kết bài để tổng kết lại vấn đề.
+ Các phần có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, cùng thống nhất thể hiện một chủ đề, nội dung nhất định nhưng chúng độc lập và không trùng lặp
d, Không đồng tình với quan điểm được đưa ra bởi vì, các phần trong một bài văn có sự liên kết chặt chẽ tới nhau, nếu bỏ đi, văn bản sẽ mất cân đối, thiếu trình tự, không hợp nhất.
II. Luyện tập
Bài 1 (Trang 30 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Nếu một bài văn được sắp xếp thứ tự, trình tự không hợp lý sẽ dẫn tới việc nội dung bài viết, lời nói không được hiểu một cách đúng đắn, chi tiết
+ Học sinh thi hùng biện về vấn đề an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng
+ Học sinh trình bày về những kinh nghiệm học tập của bản thân
+ Đơn từ cũng cần phải trình bày theo thứ tự nhất định
Bài 2 (Trang 30 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bố cục văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
+ Mở bài (Từ đầu… vì khóc nhiều): Việc chia đồ chơi của hai anh em
+ Thân bài (tiếp… khuân đồ đạc lên xe): Thể hiện tâm trạng của hai anh em trước ngày chia tay
+ Kết bài (phần còn lại): Phút chót của cuộc chia tay
Bài 3 (Trang 30 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Phần bố cục của bạn khá rành mạch. Tuy nhiên cần phải sửa lại phần nội dung:
+ Cần bổ sung thêm phần kinh nghiệm học tập
+ Bỏ ý “Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân” vì không nằm trong kinh nghiệm học tập
Phần kết bài cần có phần chốt lại vấn đề, kinh nghiệm học tập bạn muốn chia sẻ là gì, sau đó mới chúc hội nghị thành công