Thành ngữ - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
I. Thế nào là thành ngữ
1. Cụm từ lên thác xuống ghềnh có cấu tạo gồm 4 từ, trong đó có cặp từ trái nghĩa (lên – xuống)
- Chúng ta không thể thay thế bất kỳ từ ngữ nào trong cụm từ này, cũng không thể thêm từ hay thay đổi vị trí từ trong cụm từ.
→ Cụm từ này có cấu tạo cố định tạo thành một khối hoàn chỉnh, nó sẽ thay đổi nghĩa, trở nên mất cân bằng nếu thay đổi
b, Kết luận
- Cấu tạo cố định
- Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
2. Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, diễn tả sự khó khăn, hiểm nguy
- Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian truân, hiểm nguy
- Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa kịp nhìn thấy đã biến mất.
+ Nói nhanh như chớp: ý muốn chỉ nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì
II. Sử dụng thành ngữ
1. Bảy nổi ba chìm: làm thành ngữ
- Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ “phòng”
2. Cái hay của hai câu thành ngữ trên
- Ngắn gọn, súc tích
- Tính hình tượng cao, nhiều ấn tượng sinh động
III. Luyện tập
Bài 1 (Trang 145 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
- Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, của ngon vật lạ, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang.
- Nem công chả phượng (nem làm từ thịt công, chả làm từ chim phượng): những món ăn quý hiếm
- Tứ cố vô thân: chỉ sự lẻ loi, không có người thân thích, không nơi nương tựa
Bài 2 (Trang 145 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Thành ngữ Con rồng cháu Tiên: ý nghĩa là muốn nhấn mạnh nguồn cội xuất thân cao quý của người Việt
- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người có hiểu biết nông cạn, lại huênh hoang, tự phụ
- Thầy bói xem voi: Chỉ những kẻ phiến diện, chỉ biết xem xét sự việc theo 1 hướng, 1 chiều
Bài 3 (Trang 145 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
- Sinh cơ lập nghiệp
- Một nắng hai sương
- No cơm ấm áo
- Lời ăn tiếng nói
- Bách chiến bách thắng
- Ngày lành tháng tốt