Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Bài ca Côn Sơn - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Bài ca Côn Sơn - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

* Bố cục: gồm 2 phần đan xen nhau:
- Câu 1,2,3,5,7: Cảnh trí Côn Sơn
- Câu 4,6,8: Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 80 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc.
- Những câu sáu, tám liên kết với nhau
- Tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm)
- Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo
Câu 2 (Trang 80 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
a, Nhân vật ta ở đây là tác giả
b, Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên:
+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe giống như âm thanh tiếng đàn của tự nhiên
+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ
⇒ Nhân vật “ta” sống hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn nhà thơ
Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được so sánh với nệm êm
→ Cách ví von này cho thấy nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một người nghệ sĩ tinh tế.
Câu 3 (Trang 64 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
+ Hình ảnh Côn Sơn được miêu tả với suối, với đá, với thông với trúc, có thảm rêu êm như chiếu
+ Thông, trúc là loại cây đẹp là hình ảnh tượng trưng cho người quân tử
→ Cảnh Côn Sơn rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Con người biết tìm đến cảnh đẹp là con người có tâm hồn thơ mộng, nhân cách thanh cao, yêu thiên nhiên
Câu 4 (Trang 64 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
+ Nhân vật ta ngâm thơ nhàn giữa màu xanh và bóng râm của rừng trúc.
→ Đây là hình ảnh của những người hiền, những bậc thánh nhân quân tử thường xuất hiện trong thơ văn xưa
+ Với tinh về với tự nhiên, di dưỡng tinh thần
→ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với tinh thần của bậc quân tử
Câu 5 (Trang 64 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
- Điệp từ: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”
- Điệp từ làm nổi bật lên hình ảnh nhân vật ta giữa thiên nhiên, khẳng định vẻ đẹp vốn có của Côn Sơn
- So sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật
- Tạo cho câu thơ có giọng điệu nhịp nhàng, du dương
- Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ câu thơ, giúp tạo nên sự uyển chuyển
Luyện tập
Bài 1 (Trang 81 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên dùng làm đối tượng để cảm thụ và so sánh
+ Nguyễn Trãi và Bác đều là những nhân cách lớn, với tâm hồn nhà thơ.
- Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn liền với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là một tiếng suối vô danh
+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng là tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần
+ Tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác được cảm nhận trong đêm