Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
1. Ở mỗi bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được tác giả sử dụng theo cách khác nhau
- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả
- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện con trẻ cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn
- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đoạn cuối: Biểu cảm
→ Sự kết hợp của ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho bài thơ nêu bật được hiện thực khốn khổ, bế tắc của thi sĩ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ mong ước cao cả về mái nhà chở che cho mọi người.
Tác giả miêu tả bàn chân bố:
+ Kể câu chuyện bàn chân bố ngâm nước muối: bố kêu đau
+ Bố đi sớm về khuya: bộc lộ tình thương yêu của người con dành cho bố
+ Miêu tả bàn chân bố, kể chuyện về bố để làm tiền đề cho việc bộc lộ xúc cảm thương yêu bố ở cuối bài
b, Việc miêu tả, tự sự trong dòng hồi ức khiến cho hình ảnh về đôi bàn chân bố không chỉ là một hình ảnh, sự việc đơn thuần mà điều đó đã diễn tả được tình cảm yêu thương vô bờ bến của con
→ Hồi ức với tình cảm ấy, những hình ảnh, sự việc trở nên giàu sức gợi cảm, có sức truyền cảm mạnh mẽ
III. Luyện tập
Bài 1 (Trang 138 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Tháng 8, gió bão ập tới, trời đổ mưa lớn, cùng với đó là những âm thanh rùng mình của tiếng sấm chớp. Mái nhà tranh đơn sơ không chịu được sức gió chỉ trong chốc lát đã bị bật tung, mái bay khắp nơi. Mảnh bay sang sông, rải khắp bờ, mảnh thì bay vào rừng xa, mảnh thì ngoài mương… Ông cảm thấy chua xót bởi biết bao khó khăn, nhờ sự trợ giúp của mọi người, ông mới có một mái nhà trú mưa, trú nắng. Cảnh ngộ thật đáng thương và thống khổ. Ấy vậy mà, đám trẻ tranh nhau tới cướp những mảnh tranh còn sót lại rồi bỏ chạy đi mất. Bất lực ông chỉ biết đứng nhìn theo đám trẻ. Những câu thơ này khiến chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh đáng thương của một ông lão tay chống gậy, bất lực nhìn đám trẻ cướp giật, bỏ chạy. Hình ảnh này gợi lên những trái ngang, bất công đầy rẫy trong xã hội đương thời. Đồng thời, ta cũng thêm thấu hiểu cho tấm lòng của tác giả đối với những kẻ làm điều xấu bởi ông hiểu rõ sự nghèo khổ, bần cùng cũng là nạn nhân của một xã hội thối nát.
Bài 2 (Trang 138 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kẹo mầm là một món quà quý giá của tuổi thơ. Mỗi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối gỡ ra được mẹ tôi dắt cẩn thận lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Lâu lâu lại có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không. Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại tìm lấy tóc rối mang đi đổi kẹo. Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi trong lòng tôi lại âm thầm cảm thấy nhớ mẹ.