Trang chủ
> Lớp 7
> Soạn Văn 7 (hay nhất)
> Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
I. Mục đích và phương pháp giải thích
Câu 1: Trong cuộc sống, khi không hiểu rõ một vấn đề nào đó, người ta cần phải được giải thích.
Một số câu hỏi:
+ Tại sao phải trồng nhiều cây xanh?
+ Tại sao phải ăn uống điều độ?
+ Tại sao phải gìn giữ vệ sinh môi trường?
Câu 2: Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề mang tính khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,... Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Tại sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?...
Câu 3: Đọc bài văn Lòng khiêm tốn và trả lời các câu hỏi.
- Tiêu đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một phẩm chất cơ bản của con người trong nghệ thuật đối nhân xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người có lòng khiêm tốn bao giờ cũng là người thường và thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn biểu hiện bởi tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự tạo cho mình vào những khuôn thước của cuộc đời, không ngừng học hỏi.
+... con người khiêm tốn là con người biết mình, hiểu người, không bao giờ tự mình đề cao vai trò, ngợi ca chiến công của bản thân cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã đưa ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê những biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa một người khiêm tốn và một kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của lòng khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân dẫn đến thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần phải được giải thích, qua đó giúp nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường dùng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
II. Luyện tập
Lòng nhân đạo
- Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo";
- Các ý chính:
+ Lòng nhân đạo - lòng thương người;
+ Trong cuộc sống còn đầy rẫy những hoàn cảnh khốn khổ;
+ Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khổ;
+ Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.
- Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng;
+ Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo
+ Thân bài: Nêu các dẫn chứng, chứng minh các biểu hiện của lòng nhân đạo.
+ Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.
Đọc thêm
Óc phán đoán và thẩm mĩ
- Giải thích vấn đề mối quan hệ giữa phán đoán (lí trí) và thẩm mĩ (rung động thẩm mĩ);
- Các ý chính:
+ Nhiều người có óc phán đoán rất chính xác nhưng lại thiếu óc thẩm mĩ;
+ Muốn thưởng thức một bài văn, ta cần dùng trái tim của ta trước rồi sau đó mới dùng lí trí;
+ Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.
Tự do và nô lệ
- Giải thích vấn đề "tự do và nô lệ";
- Các ý chính:
+ Loài người hơn loài vật ở chỗ có quyền tự do;
+ Không có tự do, người ta cũng chỉ như loài vật;
+ Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải;
+ Nô lệ là trái với tự do;
+ Không tự do tức là chết.