Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Đề 1:

Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

Mở bài: Mỗi độ Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ xanh tươi. Lòng ai cũng phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời Bác Hồ đã dạy: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.

+ Việc trồng cây quả là rất có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.

+ Việc trồng cây còn mang ý nghĩa tốt đẹp với mùa xuân của đất nước nữa.

Việc trồng cây vào mùa xuân mang lại ý nghĩa với mùa xuân của đất nước bởi vì: nó rèn luyện cho con người ý thức sống vì cộng đồng. Nó còn giúp tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để khởi đầu một năm làm việc mới đầy hiệu quả.

Hãy xác định trách nhiệm và bổn phận của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.

Kết bài: Một mùa xuân nữa lại đang về trên quê hương ta. Nhớ về lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thêm thấm thía. Những lời phát động đó đã truyền đi cách đây hàng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến động của thời gian, nó không những còn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.

II. Bài văn mẫu

Đề 2:


Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?

I. Dàn ý

Mở bài: Ca dao, tục ngữ đóng góp một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, tinh thần yêu nước, thương yêu giống nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Nổi bật trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được thể hiện khái quát qua câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận về câu tục ngữ này để hiểu rõ được ý nghĩa và thông điệp được gửi gắm.

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

+ Nghĩa đen: Nhiễu là một loại vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một loại vải quý, thường được dùng để may áo đẹp hay trải lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý giá. Giá gương là một chiếc khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. => Tấm điều ấy đã hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo

+ Nghĩa bóng: câu tục ngữ này gửi đến chúng ta lời nhắn nhủ chúng ta đã là người trong một nước thì hãy biết thương yêu nhau, sẻ chia, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.

- Vì sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? (để cùng chia sẽ những gian truân trong cuộc sống, trong chống giặc, …)

- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? (hãy biết thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với những người thân yêu và với cộng đồng)

Kết bài: Câu ca dao lưu truyền trong dân gian không chỉ mang ý nghĩa răn dạy, khuyên nhủ, mà còn là một phần trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải sống biết yêu thương đùm bọc, chở che, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta cần phải biết hỗ trợ nhau để cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn, thử thách để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

II. Bài văn mẫu

Đề 3:Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

I. Dàn ý

Mở bài:

Đường đời của mỗi con người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành công nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại cay đắng. Song, chính sự thất bại đó đã giúp cho con người trưởng thành, có thêm nhiều kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Cũng bởi thế mà cha ông ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".

Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ.

+ Nghĩa đen: coi sự thất bại là người mẹ (của thành công)

+ Nghĩa bóng:

++) Trong cuộc đời ai cũng từng vấp ngã, nêu ví dụ từ chính bản thân mình.

++) Thái độ của mỗi người khi trải qua vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau khi trải qua thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn lặp lại sai lầm dẫn đến thất bại nữa. Cho ví dụ.

- Nêu những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:

+ Mạc Đĩnh Chi thi đỗ Trạng Nguyên dù chỉ học với ngọn đèn đom đóm

+ Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu

+ Niutơn, Lui Paxtơ...

+ Hoặc những tấm gương trong chính cuộc sống hằng ngày mà chúng ta biết.

Kết bài: Vậy xin chớ đừng vội lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn cả thất bại là chúng ta bỏ lỡ nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta co thêm niềm tin, ý chí vững vàng trong cuộc sống. Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự vững tâm ngay từ khi còn nhỏ, ngay cả trong những việc bình thường của cuộc sống.

II. Bài văn mẫu

Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

I. Dàn ý

Mở bài:

+ Lời nói là phương tiện giúp cho con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.

+ Dân gian đã đúc kết nên những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như " Lời nói goi vàng", " Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. "

Thân bài:

1. Nghĩa đen

+ Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.

+ Vàng là một kim loại quý giá, nó được xem như là tài sản của con người.

+ Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị giống như của cải, tài sản quý giá của con người.

2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?

+ Lời nói trước hết là một phương tiện đánh dấu một bước tiến hóa quan trọng của loài người.

+ Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn tả những tâm tư, tình cảm, ước muốn của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.

+ Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể quyết định thành công hay thất bại của một người trong công việc.

Dẫn chứng: trong việc thuyết phục một đối tác kí hiệp đồng cần phải có những lời lẽ khôn khéo và thuyết phục.

+ Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ không ai đánh giá cao một người ăn nói hồ đồ, thô tục. Trái lại, một lời nói dịu dàng, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học vấn, có văn hóa.

+ Người Việt Nam rất coi trọng lễ nghĩa, thế nên khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: " Lời chào cao hơn mâm cỗ"

3. Chúng ta cần phải làm gì để phát huy giá trị của lời nói?

+ Lời nói là một loại tài sản vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Nó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, cũng chẳng thể mua bán được; " Lời nói chẳng mất tiền mua"

+ Một lời nói ra thì chẳng thể nào rút lai được. Chính bởi vậy mà mỗi chúng ta phải cẩn trọng trong việc phát ngôn: "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

+ Nói ra thì dễ nhưng nói như thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua cả một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy " Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần" quả không sai.

Kết bài: Nhận thức rõ được điều này, chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ khi còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh nói năng thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, bố mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

II. Bài văn mẫu

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

I. Dàn ý

Mở bài:

Tùy ý thích của bạn mà làm theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Có thể nói đôi nét về tầm quan trọng của việc học, nhất là trong thời đại tiên tiến như bây giờ. Rồi ban dẫn ra câu "Học, học nữa, học mãi". Câu chuyển ý thì phải nêu ra được là bạn sẽ "giải thích" ý nghĩa của câu nói trên

Thân bài:

- Giải thích các khái niệm:

+ "Học": không chỉ đơn thuần là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv...

+ " Học nữa": Đã học 1 thì phải học tiếp để biết 2, biết hiện tượng rồi thì học nữa để biết nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng đó, rồi học nữa để biết hiện tượng đó sẽ dẫn đến cái gì vv...

+ "Học mãi": học vấn không phân biệt tuổi tác, dù bao nhiêu tuổi vẫn có thể học.

- Giải thích ý nghĩa của cả câu nói

Vì sao lại phải "học, học nữa, học mãi": học để mở rộng hiểu biết, để vận dụng trong cuộc sống vv...

Kết bài:

Khái quát lại những gì em đã giải thích trong phần thân bài, có thể rút ra một chiêm nghiệm nào đó cho sự học của bản thân

II. Bài văn mẫu