Xa ngắm thác núi Lư - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Bố cục: gồm 2 phần:
- Câu đầu: Miêu tả núi Hương Lô
- 3 câu sau: Miêu tả thác nước núi Lư
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 111 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Từ “vọng” mang ý nghĩa là trông “xa”, dao là “xa”
- Tác giả đứng từ xa để nhìn ngắm thác nước núi Lư
- Vị trí này không thể quan sát chi tiết, cụ thể nhưng giúp cho tác giả có cái nhìn bao quát, tổng thể
→ Vẻ đẹp của thác nước là vẻ đẹp được quan sát và miêu tả từ xa
Câu 2 (Trang 111 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Nhà thơ Lí Bạch đã miêu tả thác nước vào thời điểm có mặt trời chiếu rọi:
+ Thác nước tung bọt, nước tỏa ra sương khói, mặt trời chiếu xuống tạo nên những tia khói huyền ảo
+ Ánh nắng mặt trời giúp thác nước trở nên đẹp hơn, giống như một lư hương đồ sộ tỏa lên bầu trời
- Ý nghĩa: Khi tả núi Hương Lô có tác dụng làm nổi bật hình ảnh thác nước lung linh, huyền ảo của tạo hóa.
Câu 3 (Trang 111 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
- Câu thơ thứ hai:
+ Tác giả đứng từ xa quan sát thấy thác nước tuôn xuống ầm ầm như biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên ắng
+ Chữ “quải” biến cái động thành tĩnh, thống nhất với cảm nhận của nhà thơ
- Câu thứ ba: cảnh vật từ tĩnh chuyển thành động bởi từ “treo”
+ Hình ảnh dòng thác mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở cuối câu trở nên thiếu cơ sở
+ Thế núi cao và sườn núi dốc đứng, tạo nên dòng chảy mạnh, huyền ảo
+ Miêu tả sự hùng vĩ của thác nước trong trạng thái động ở vận tốc chảy nhanh, mạnh
→ Một dòng thác mạnh, nhanh, dốc
- Câu thơ thứ tư:
+ Tác giả đứng giữa ranh giới giữa thực và hư
+ Tưởng tượng ra con thác giống như dải ngân hà, dòng nước giống như hàng ngàn ngôi sao lạc khỏi vũ trụ để rơi xuống
+ Tác giả gợi lên cảm xúc thần diệu trong lòng người đọc khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có
Câu 4 (Trang 112 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Lí Bạch là một trong số những thi sĩ nổi tiếng bậc nhất đời Đường được mệnh danh là thi tiên
+ Tâm hồn ông luôn rộng mở, phóng khoáng, tự do
+ Ông yêu và trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tự nhiên, quê hương đất nước
+ Những câu thơ của ông diễn tả sự tài hoa và tình cảm thiết tha với tự nhiên
Câu 5 (Trang 112 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7)
Trong hai cách giải thích thì em thích cách dịch trong phần dịch nghĩa vì:
- Nêu lên được điểm vẻ đẹp của dòng thác giống như một dòng sông treo lơ lửng trên không trung tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ