Từ đồng âm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
I. Thế nào là từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ có âm đọc giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác nhau, không có liên quan tới nhau
1. Nghĩa của từ lồng
- Lồng 1: chỉ hoạt động của ngựa, trâu giơ hai chân trước, nhảy dựng lên, chuẩn bị chạy
- Lồng 2: chỉ một sự vật được đan bằng tre, nứa hoặc các vật liệu khác, dùng đề nhốt gia cầm.
2. Nghĩa của hai từ lồng trên hoàn toàn khác nhau, cũng không có mỗi liên hệ nào tới nhau. Đây chính là hiện tượng các từ giống nhau về âm đọc nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa.
II. Sử dụng từ đồng âm
1. Dựa vào ngữ cảnh từ xuất hiện để xác định nghĩa của từ đó trong trường hợp xét nghĩa từ “lồng”
2. Câu “đem cá về kho” nếu tách rời khỏi ngữ cảnh chúng ta có thể hiểu theo 2 cách:
+ Đem cá mang về nấu kĩ (kho: động từ)
+ Đem cá mang về cất trong nhà kho (kho: danh từ)
Trong trường hợp này cần bổ sung thêm các từ làm rõ nghĩa:
+ Đem cá về kho tộ nhé.
+ Đem cá cất vào trong kho lạnh nhé.
3. Tránh gây hiểu lầm trong trường hợp các từ đồng âm gây ra, chúng ta cần lưu ý tới ngữ cảnh, tránh dùng nghĩa nước đôi và gây ra hiểu nhầm
III. Luyện tập
Bài 1 (Trang 136 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Từ | Từ đồng âm |
Thu | 1. Từ chỉ sự vật, chỉ một mùa trong năm |
2. Hoạt động, chỉ hành động thu giữ | |
Cao | 1. Tính từ trái nghĩa với thấp |
2. Một vị thuốc trong bài thuốc Nam | |
Ba | 1. Chỉ số từ (từ chỉ số lượng, thứ tự) |
2. Danh từ chỉ người đàn ông sinh ra chúng ta | |
Tranh | 1. Danh từ chỉ tấm lợp bằng cỏ tranh |
2. Động từ, sự tranh chấp, gây hấn | |
Sang | 1. Hoạt động chuyển đổi sang cho đối tượng khác |
2. Tính từ chỉ sự sang trọng, quý phái | |
Nam | 1. Chỉ phương hướng |
2. Chỉ giới tính của con người | |
Sức | 1. Chỉ sức khỏe |
2. Chỉ văn bản hành chính của quan ra lệnh xuống quan đô đốc (tờ sức) | |
Nhè | 1. Động từ chỉ sự hướng hành động vào người khác |
2. Chỉ hành động dùng lưỡi đẩy vật trong miệng ra | |
Tuốt | 1. Chỉ tính chất thẳng tít tắp |
2. Chỉ hành động làm hạt lúa rời khỏi cây lúa | |
Môi | 1. Chỉ một bộ phận trên gương mặt của con người |
2. Chỉ người trung gian |
Bài 2 (Trang 136 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nghĩa của từ “cổ”:
+ Một bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân
+ Một bộ phận của áo, nơi có ve áo
+ Cổ chân, cổ tay
+ Một bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ
→ Từ nghĩa gốc cơ sở từ “cổ”được chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.
Đồng âm với từ cổ:
+ Cổ: cũ, xưa cũ (cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)
+ Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa (phong, lao, cổ, lai)
Bài 3 (Trang 136 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
+ Ban cán sự đang bàn luận về việc tổ chức hội trại cho cả lớp ở trên bàn cô giáo.
+ Cuối năm nay có năm bạn ở lớp em được tuyển thẳng vào lớp 10
+ Những con sâu róm thường ẩn mình sâu trong các lớp lá dày
Bài 4 (Trang 136 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Anh chàng gian dối trong câu chuyện đã sử dụng hiện tượng đồng âm để âm mưu không trả lại chiếc vạc cho người láng giềng
+ Vạc: có nghĩa là con vạc. Nghĩa thứ hai: Chỉ chiếc vạc
+ Từ đồng: Nghĩa thứ nhất chỉ cánh đồng. Nghĩa thứ hai chỉ chất liệu kim loại
Muốn phân biệt, và làm rõ sự thực, chỉ cần hỏi:
Anh mượn cái vạc để làm gì?