Trang chủ
> Lớp 7
> Soạn Văn 7 (hay nhất)
> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước"): Khẳng định tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Phần 2 (tiếp theo đến "lòng nống nàn yêu nước"): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong qua khứ và hiện tại.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là một nhiệm vụ quan trọng.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (Trang 26 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm: “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
Câu 2 (Trang 26 Sách giáo khoa ngữ Văn 7 Tập 2)
Bố cục bài văn chia làm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta
- Phần 2 (tiếp đến lòng nồng nàn yêu nước): Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại
- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.
Lập dàn ý theo trình tự lập luận:
1. Mở bài: Giới thiệu về lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta; đó là một truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì truyền thống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
2. Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các thời kì:
- Lịch sử nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu... ), chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy.
- Dân tộc ta ngày nay cũng rất xứng đáng với truyền thống tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi... ), tất cả đều cùng chung một lòng yêu nước nồng nàn.
3. Kết bài: Tác giả nêu lên trách nhiệm của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thể hiện bằng những hành động thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) để góp phần vào công cuộc kháng chiến.
Câu 3 (Trang 26 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2)
Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta:
- Tinh thần yêu nước thể hiện trong lịch sử dựng nước giữ nước của các thời đại.
- Tinh thần yêu nước thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ
+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ
+ Mọi mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến
Câu 4 (Trang 26 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
Các hình ảnh so sánh trong bài:
- Tinh thần yêu nước giống như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, bởi thế nó lướt qua mọi sự gian nguy, khó khăn, nó nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước
→ Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc
- Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý… kín đáo.
→ Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh cụ thể chống lại kẻ thù.
Câu 5 (Trang 26 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
- Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
- Câu kết: “Những cử chỉ… nồng nàn yêu nước”.
→ Các chứng dẫn trong đoạn này được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối liên hệ theo các phương diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.
Câu 6 (Trang 26 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2)
Nghệ thuật lập luận nổi bật:
- Bố cục chặt chẽ
- Các dẫn chứng được lựa chọn, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân
- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, giúp cho người đọc hiểu rõ được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Luyện tập
Câu hỏi 1 (Trang 27 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2): Học sinh tự học thuộc lòng đoạn trích từ đầu đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
Câu hỏi 2 (Trang 27 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 2): Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết "từ…đến…".
+ Quê ngoại em là một miền quê rất bình yên và xinh đẹp. Từ cánh đồng đến lũy tre xanh trước cổng vào, từ con đường làng đến những ngôi nhà nhỏ đầm ấm, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, chất phác, giản dị và siêng năng. Quê ngoại là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em.
Ý nghĩa - Nhận xét
-Học sinh hiểu được chân lí được nêu bật trong bài viết, đó là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. "
-Học sinh hiểu được tính mẫu mực, điển hình về lập luận, bố cục và cách đưa dẫn chứng của bài văn nghị luận này với những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.