Sau phút chia li - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
* Bố cục: 12 câu thơ chia làm 3 khổ.
- khổ 1 (4 câu đầu): nỗi lòng trống trải của người trước cuộc chia ly.
- khổ 2 (4 câu tiếp): nỗi nót xót xa khi xa cách mấy nghìn trùng.
- khổ 3 (câu còn lại): nỗi sầu muộn trước cảnh vật.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 92 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ song thất lục bát là một sự sáng tạo của người Việt.
- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)
- Không hạn định về độ dài bài thơ
Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới
+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8
+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo
Câu 2 (Trang 92 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Bốn câu thơ đầu: Nói về ảnh chia ly của người chinh phu và chinh phụ
+ Người phụ nữ tiễn chồng đi với nỗi buồn vạn dặm
+ Sử dụng phép đối: chàng đi- thiếp về
→Sự chia ly trở thành hiện thực tàn nhẫn chẳng thể níu kéo, thay đổi được
+ Hình ảnh: mây biếc, núi xanh – thể hiện sự chia cắt, khoảng cách ngàn trùng vời vợi giữa hai người
Câu 3 (Trang 92 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Các địa danh như Hàm Dương, Tiêu Dương trong bài đều là những hình ảnh mang tính ước lệ
+ Người chinh phụ thể hiện sự hoang mang trong câu hỏi “Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng”
→ Một khoảng cách mơ hồ, không đong đo đếm được
- Các phép đối, lặp từ, đảo từ đều mang ý nghĩa giúp thể hiện nỗi đau chia ly của người chinh phụ khi mong ngóng chồng
+ Nối nhớ thương đau đáu của người chinh phụ chỉ gom lại bởi hai địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương
+ Người chinh phụ yêu thương chồng nên mường tượng rõ rệt về sự trông ngóng của chồng về mình: chàng ngoảnh lại – thiếp trông sang
→Sự xa cách về không gian vật lý càng làm cho hoàn cảnh chia ly thêm sầu muộn
Câu 4 (Trang 93 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bốn câu thơ cuối: Diễn tả khoảng cách giữa hai con người (một ngàn dâu thăm thẳm)
- Hình ảnh ngàn dâu được sử dụng lặp đi lặp lại trong bài là cách diễn tả, sử dụng tài tình
Xanh xanh… ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt
- Hình ảnh người chinh phu với khoảng cách dài vô tận, tới khi trông lại chỉ thấy “xanh mấy ngàn dâu”
- Chàng ngoảnh lại, thiếp trông sang chỉ còn thấy một màu xanh, mơ hồ, huyền ảo
Nỗi sầu bi của người chinh phụ, nỗi chua xót dâng đầy “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
→Hình ảnh người chinh phụ đau đáu trông theo, màu xanh xanh trở thành xanh ngắt bao trùm hết không gian và tâm trí
Câu 5 (Trang 93 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Thể hiện khoảng cách nghìn trùng giữa hai người
- Tạo nên âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu biệt ly của người chinh phụ
- Diễn tả nỗi đau xót, nỗi trông ngóng khắc khoải giữa hai người
Câu 6 (Trang 93 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Đoạn thơ có cách sử dụng ngôn từ điêu luyện - đặc biệt là cách dùng từ ngữ
→Diễn tả tài tình, sống động và tinh tế tâm trạng thương nhớ da diết, nỗi niềm chua xót tột cùng của người chinh phụ khi phải xa chồng
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người dân nghèo vào cảnh lầm than, khốn cùng
- Diễn tả niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ xưa.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 93 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
a, Những từ chỉ màu xanh: mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt
b, Nghĩa của các từ xanh được dùng trong bài thơ có sự khác nhau về mức độ cũng như tính chất
+ Biếc: xanh lam pha xanh lục nhìn thích mắt. Màu xanh nhẹ nhàng
+ Xanh xanh: từ láy, diễn tả màu xanh nhạt hơi đậm, bao phủ trên diện rộng
+ Xanh ngắt: xanh thuần trên một vùng diện tích rộng
c, Mức độ của màu xanh tăng tiến dần nhằm mục đích:
- Màu xanh gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm, bao la, là nơi gửi gắm và lan tỏa nỗi sầu ly biệt
- Diễn tả khoảng cách không gian ly biệt của đôi lứa ngày càng lớn
- Nỗi buồn lên tới cao độ của người chinh phụ khi phải xa chồng