Những câu hát than thân - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Câu 1 (Trang 49 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả về cuộc đời, thân phận của mình. Cò là một loài vật nhỏ bé, hiền lành, chịu thương chịu khó kiếm ăn
Câu 2 (Trang 49 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Cuộc đời long đong, vất vả, đắng cay của con cò được diễn tả:
+ Thông qua từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”: diễn tả hết nỗi vất vả, lận đận của con cò
+ Sự đối lập: nước non > < một mình
thân cò > < thác ghềnh
+ Các từ ngữ đối lập: lên (thác) > < xuống (ghềnh)
(bể) đầy > < (ao) cạn
→ Đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu ớt với cái dữ dội, bếp bênh, gập ghềnh
+ Câu hỏi tu từ: thể hiện nỗi oan trái mà cò gặp phải và sự gian nan, vất vả, đắng cay của người lao động xưa
Nội dung của bài ca dao:
+ Than thân: mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của những người lao động trong xã hội cũ
+ Phản kháng: câu hỏi tu từ diễn tả thái độ bất bình đối với kẻ làm cho số phận người nông dân long đong, lận đận, lên thác xuống ghềnh
Câu 3 (Trang 49 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Cụm từ “Thương thay”: tiếng than biểu lộ sự đồng cảm, thương xót cao độ
- Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:
+ Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn tình cảnh khác nhau của thân phận người lao động
+ Sự lặp lại nhấn mạnh niềm thương cảm, xót thương cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động
+ Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương cảm khác nhau, làm cho bài ca phát triển
Câu 4 (Trang 49 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những nỗi thương thân của người lao động được diễn tả qua:
+ Thương con tằm là xót thương cho thân phận bị bòn rút đến sức cùng lực kiệt
+ Thương lũ kiến li ti là xót thương những thân phận nhỏ bé, suốt đời phải làm lụng vất vả kiếm miếng ăn
+ Thương con hạc: thương cuộc đời lưu lạc, khốn khó, mệt mỏi không có tương lai
+ Thương con cuốc: thương cho thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không người chạnh lòng, thương xót
→ Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công, oan trái trong cuộc sống
Câu 5 (Trang 49 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Các bài ca dao bắt đầu với từ Thân em
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử bất công…
Câu 6 (Trang 49 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:
- Trái bần, tên của một loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo túng, bần cùng)
- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh
⇒ Gợi thân phận của những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió trái ngang trong cuộc đời.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 50 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7)
Những điểm chung về nội dung:
- Nội dung:
+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời khổ đau, cay đắng của người lao động
+ Lên án, tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến
- Nghệ thuật:
+ Đều sử dụng thể thơ lục bát
+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để thể hiện tâm trạng