Những câu hát châm biếm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Câu 1 (Trang 52 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Bài trước: Những câu hát than thân - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Bài tiếp: Đại từ- Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
- “Giới thiệu” về chân dung của “chú tôi” có nét biếm họa chế giễu, mỉa mai:
+ Hay tửu hay tăm: nghiện ngập, nát rượu
+ Hay nước chè đặc: nghiện chè
+ Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, ước đêm thừa trống canh: lười nhác, không muốn làm việc
- Dùng chữ “hay” (giỏi) và lối nói ngược để chế giễu thói hư tật xấu của tên “chú tôi”
→ Một kẻ nhiều tật xấu, lười nhác
Nhân vật đối lập với “chú tôi” là cô yếm đào:
+ Là người con gái đẹp, trẻ trung
+ Chuyên cần siêng năng (lặn lội bờ ao)
→ Hình ảnh đối lập càng có giá trị châm biếm những kẻ lười lao động, ăn chơi, nát rượu
Câu 2 (Trang 52 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:
- Cách nói của thầy bói là nói nước đôi, nói những điều hiển nhiên, chẳng có gì mới
+ Bố cô đàn ông, mẹ cô đàn bà
+ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
+ Sinh con chẳng gái thì trai
- Lời phán của thầy bói vô nghĩa, cổ hủ và nực cười
→ Tác giả dân gian đã lật tẩy thói bịp bợm của tên thầy bói rởm
- Bài ca dao lên án kẻ hành nghề mê tín dị đoan chuyên lừa gạt, dốt nát, lừa gạt lòng tin của người khác để kiếm chác
- Đồng thời nó cũng châm biếm sự mê tín đến mù quáng của một bộ phận người thiếu hiểu biết, mê muội
Câu 3 (Trang 52 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật tương ứng với một kiểu người:
+ Con cò: tượng trưng cho người nông dân thường ở làng xã
+ Cà cuống: tượng trưng cho những kẻ có thế lực, tai to mặt lớn
+ Chim ri, chào mào: đại diện cho cai lệ, lính lệ
+ Chim chích: gợi lên hình ảnh những anh mõ làng
- Thế giới của loài vật cũng là thế giới con người:
+ Dùng thế giới loài vật để ám chỉ thế giới con người
+ Từng con vật đại diện cho các kiểu người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ
+ Giúp nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc
- Cảnh tượng trong bài có giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô lương tâm diễn ra giữa cảnh mất mát, tang tóc của gia đình người chết
→ Bài ca lên án, phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ
Câu 4 (Trang 52 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, trung thực:
+ Cậu là cai lính, thể hiện quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)
+ Tính cách khoa trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)
+ Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn áo quần
→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai chỉ là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” để lừa bịp người
- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:
+ Dân gian gọi “cậu cai” mục đích là để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành
+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ nhố nhăng, khoe mẽ, thảm hại
+ Nghệ thuật phóng đại ba năm được một chuyến sai > < sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài
→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền hành gì
Luyện tập
Bài 1 (Trang 53 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sự giống nhau của bốn bài ca dao:
- Cả về mặt nội dung và nghệ thuật châm biếm
Bài 2 (Trang 53 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những câu hát châm biếm giống với truyện cười dân gian:
+ Đối tượng: những thói hư tật xấu, những kẻ đáng cười chê trong đời sống
+ Nghệ thuật châm biếm: sử dụng biện pháp phóng đại, chỉ ra các mâu thuẫn của sự vật.