Một thứ quà của lúa non: Cốm - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 162 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Trong bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chính là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia làm ba phần:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ về cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ngợi ca giá trị của cốm gắn với phong tục của dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm và mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm với những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc tới mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguồn nguyên liệu để làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm của lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi cảm: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngát hương thơm
+ Tạo nên trường liên tưởng đẹp, thơ mộng với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3 (Trang 162 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là vô cùng phù hợp
+ Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
+ Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong nghi lễ rất có ý nghĩa
+ Sự hòa hợp và cân xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, mùi vị
+ Màu sắc hài hòa, quý giá hương vị hòa hợp, nâng đỡ
Câu 4 (Trang 162 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” là tinh tế và chuẩn xác
+ Cốm là một thức quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó mật thiết với người nông dân
+ Nó là lễ vật mà cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, một thứ hương vị mộc mạc, bình dị mà thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không chỉ là món quà vặt mà đã trở thành lễ vật để dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn mang tính khái quát cao
Câu 5 (Trang 163 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà giản dị được diễn tả:
+ Ăn cốm như một sự thưởng thức, nghiền ngẫm thì mới cảm nhận được hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non
+ Ăn chậm rãi, thong thả, từng chút xíu để cảm nhận hết vị ngon của cốm: huowmh vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của lá sen
- Sự trân trọng của tác giả:
+ Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý giá của trời đất
+ Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng bền bỉ của thần lúa, và là lộc trời dưới bàn tay khéo léo của con người.
→ Điều này diễn tả thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như một nét đẹp văn hóa ẩm thực.
⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội
Câu 6 (Trang 163 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Sự tinh tế của Thạch Lam thể hiện rõ thông qua việc miêu tả và bày tỏ cảm xúc
+ Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang trong mình cái chất quý sạch của trời
+ Sự tinh tế còn diễn tả qua việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa giữa hồng với cốm về màu sắc, hương vị được lựa chọn làm vật phẩm dùng trong lễ nghi
+ Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm thể hiện khả năng phân tích cảm giác
→ Phải là một người am tường, tinh tế, nhạy cảm mới có thể diễn tả hiết giá trị của một thứ quà bình dị
Luyện tập
Câu 1 (Trang 163 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Học sinh có thể lựa chọn 1 vài đoạn để học thuộc như: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước….. Hồng cốm tốt đôi. ”
Câu 2 (Trang 163 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Một số câu thơ ca dao nói về cốm
-... Một đàn cò trắng kia ơi!
Có nghe ta hát những lời nầy không?
Hát câu đẹp cốm tươi hồng,
Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi!
- Nghề chi ba vốn bốn lời
Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm.