Mẹ tôi - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
* Bố cục văn bản: gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu → vô cùng: Lí do viết thư.
- Phần 2: tiếp → thương yêu đó: Hình ảnh người mẹ trong tâm trạng của người cha.
- Phần 3: còn lại: Thái độ của người cha trước sai lầm của con.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 11 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Tiêu đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
- Tác giả không dùng cách trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà diễn đạt thông qua hình thức bức thư của bố viết cho con khi con phạm lỗi
→ Điều này giúp tạo nên tác động tâm lý, đạt được hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Câu 2 (Trang 11 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”
- Khi người cha phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này được diễn tả qua:
+ Sự hỗn xược của con như nhát dao đâm vào tim bố
+ Bố chẳng thể nén cơn tức giận đối với con
+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bạc tình với mẹ
+ Bố chẳng thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Câu 3 (Trang 12 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:
+ Thao thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng từng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.
+ Người mẹ sẵn lòng đánh đổi một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đớn đau
+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng của mình để cứu sống con
⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân từ, hiền hậu, luôn hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng của mình vì con
Câu 4 (Trang 12 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
En-ri-cô vô cùng xúc động khi đọc bức thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa En-ri-cô và mẹ
c, Thái độ cương quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân thành và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô ăn năn, hổ thẹn trước sai lầm của mình
Câu 5 (Trang 12 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)
Người cha không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
- Người cha muốn En-ri-cô phải đọc kĩ, suy ngẫm và tự rút ra bài học cho bản thân
- Đây cũng là cách để giữ thể diện cho người bị phê bình
- Điều đó chứng tỏ đây là người cha tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc
Luyện tập
Bài 1 (Trang 12 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chọn lựa một đoạn tùy thích để học thuộc
Bài 2 (Trang 12 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Đó là một hôm trời nắng diu có gió nhẹ nhàng trên những tán lá. Nhưng nó sẽ là một ngày tuyệt vời nếu như tôi không có bài kiểm tra toán tệ hại tới vậy. Lỗi là do tôi đã không chịu ôn bài. Bây giờ tôi cảm thấy rất buồn và vô cùng lo lắng khi phải đối diện với mẹ. Ngày hôm ấy khi ba mẹ ra khỏi nhà, tôi ngay lập tức ngồi ngay vào bàn máy tình chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi vì tôi cứ đinh ninh rằng mình đã được điểm tốt hôm trước, cô sẽ không kiểm tra, thế mà… cô đột ngột cho làm bài kiểm tra mười lăm phút.
Đứng trước cửa nhà tôi bỗng nảy ra lời nói dối mẹ. Khi gặp mẹ, tôi nhi nhí chào mẹ rồi rơm rớm nước mắt, đưa cho mẹ bài kiểm tra bị điểm kém “con đau tay nên viết không kịp”. Sau ngày hôm đó hình như mẹ tôi buồ hơn, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa đều không tập trung. Tôi đành phải thừa nhận lỗi của mình bằng một lá thư để trong túi xách của mẹ. Cuối cùng thì mẹ cũng thứ lỗi cho tôi, tôi nhận ra rằng, khi biết nhận lỗi và sửa sai, thứ bạn nhận lại còn nhiều hơn những gì đã đánh mất.