Trang chủ > Lớp 7 > Soạn Văn 7 (hay nhất) > Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Kiểm tra phần văn lớp 7 học kì 2 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7

Câu 1: Có thể lựa chọn một trong các câu ca dao trong bài "Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình"
Câu 2: Có thể chọn bài thơ trữ tình "Sông núi nước Nam" nằm trong phần văn học trung đại Việt Nam.
Xem lại câu 3,4,5 bài "Sông núi nước Nam"
Câu 3:

Câu 4:
Xem lại bài "Cảnh khuya, Rằm tháng giêng"
Câu 5:
- tác giả tuy ở xa quê nhưng vẫn còn nhớ về những phong tục tập quán, thời tiết... của mùa xuân nơi đất Bắc
=> Có tình yêu quê hương tha thiết và muốn được trở về quê hương
- miêu tả chi tiết những cảnh vật của quê hương
=> hình ảnh quê hương khắc sâu trong tâm trí
- nhớ rõ phong tục tốt đẹp
=> quan sát tỉ mỉ, chi tiết
Sự cảm nhận tinh tế thể hiện trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả ko chỉ là một ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng và tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống đời thường rất đỗi thân thương của miền Bắc.
Làm khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, tâm hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa truyền cho chúng ta.
Câu 6: Có thể lựa chọn một trong các câu ca dao trong bài "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất"
Xem lại bài "Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất"
Câu 7:
Xem lại luận điểm bài 20 "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
Xem lại luận điểm bài 21 "Sự giàu đẹp của tiếng việt"
Xem lại luận điểm bài 23 "Đức tính giản dị của Bác Hồ "
Câu 8: Chứng minh ý kiến của tác giả Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
Văn chương là 1 nét đẹp, một mảng màu sắc tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương mang đến cho bạn đọc những cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,... ngoài việc mang đến cho ta những tình cảm mới, văn chương còn bồi luyện cho ta những tinh cảm mà ta sẵn có. Khi đọc tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ đồng cảm và xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi phải xa cách nhau vì cuộc hôn nhân tan vỡcủa bố mẹ. Hoặc khi ta đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ trải qua những phút giây thư giãn đầy bổ ích bởi những tiếng cười và niềm vui mà câu chuyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đó đã gây cho ta những tình cảm mà ta chưa có hay sao? Rồi cũng chính cái phép màu mang tên văn chương ấy đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", từ gây ở đây còn dùng để chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những tác phẩm văn chương, những sách báo không phù hợp với độ tuổi thì nó sẽ khiến cho con người sa lầy vào những điều không tốt và làm phai mờ giá trị tốt đẹp thật sự của văn chương. Vì vậy chúng ta phải chung tay góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.
Câu 9:
Xem lại bài "Sống chết mặc bay"
Câu 10:
Xem lại câu 3,6 bài "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu"
Câu 11: Giải thích thành ngữ "Oan Thị Kính"
Thành ngữ là một hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy nội dung ít chữ nhưng dưới cái tưởng chừng vô hình thức ấy lại ẩn chứa đựng biết bao ý nghĩa thâm thúy, sâu xa. Từ lâu, trong dân gian đã xuất hiện câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của một cuộc đời đầy oan nghiệt.
Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Trong một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thị Kính chăm chú nhìn chồng, thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ đó là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao toan cắt sợi râu đó đi. Giật mình tỉnh giấc, chưa rõ thực hư ra sao, chàng hét toáng lên rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng phải mang cái tội tày đình, bị gia đình chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, khổ đau cùng cực, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bình yên, và được sống yên phận hết những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như vậy. Với thân phận chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng cô Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần ve vãn, tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không cách nào làm siêu lòng "chú tiểu". Rồi đột nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính lại mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng rã, Thị Kính bồng bế đứa con của Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao điều tiếng nhục nhã. Cho tới khi nàng chết, sự thật mới được sáng tỏ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
"Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không cách nào giãi bày được.