Trang chủ
> Lớp 7
> Soạn Văn 7 (hay nhất)
> Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có bố cục ba phần:
- Phần Mở bài nêu lên vấn đề bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;
- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng những luận điểm nhỏ:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong quá khứ;
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ở hiện tại;
- Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã đưa ra: Nhiệm vụ chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
II. Luyện tập
a. Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
Luận điểm chính của bài văn được thể hiện rõ ngay từ tiêu đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành nhân tài lớn; nói cách khác: để trở thành người tài phải học từ cơ bản.
Để thể hiện được được luận điểm, người viết đã thiết lập hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng:
- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học sao cho thành tài.
- Tác giả dẫn câu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài lừng danh để làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. )
- Chỉ những ai chăm chỉ tập luyện từ những điều căn bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
b.
– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
- Bố cục ba phần:
+ Mở bài: lập luận theo quan hệ tương phản.
+ Kết bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.