Trang chủ
> Lớp 7
> Soạn Văn 7 (hay nhất)
> Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (Trang 133 Sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 1)Bài thơ chia làm 4 phần:
+ Phần 1 (khổ thứ nhất): Nhà thơ miêu tả cảnh nhà tranh bị gió thu thổi bay lớp tranh
+ Phần 2 (khổ thơ 2): Những đứa trẻ lấy nốt những lớp tranh bị thổi tung
+ Phần 3 (khổ thơ 3): Nỗi khổ mà gia đình nhà thơ đối mặt trong đêm mưa gió
+ Phần 4 (khổ thơ 4): Mong ước cao cả của nhà thơ
b, Bài thơ có 3 khổ thơ 5 câu: khổ 1,2 và 4
- Khổ thơ 1,2,3 đa phần mỗi câu có 7 chữ
- Khổ thơ 4 có 9,10 chữ trong mỗi dòng
- Cách gieo vần:
+ Khổ thơ 2 và 3 gieo vần trắc: diễn tả sự khốn cùng đến chua xót, dằn vặt của tác giả
+ Khổ thơ cuối đa số là vần bằng diễn tả ước mơ của tác giả về cuộc sống no ấm hơn.
Câu 2 (Trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Phương thức biểu đạt | Miêu tả Tự sự | Biểu cảm trực tiếp Miêu tả kết hợp tự sự | Miêu tả kết hợp với biểu cảm | Tự sự kết hợp với biểu cảm | ||
Phần đầu (3 khổ thơ đầu) | X | X | X | X | X | X |
Phần sau (khổ thơ cuối) |
Câu 3 (Trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nỗi khổ khi ngôi nhà tranh bị gió thu tàn phá: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả
→ Một cảnh tượng hoang tàn
- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà đó phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân thích và bạn bè nay lại bị gió cuốn đi
- Nỗi khổ của sự bất lực: Hình ảnh đám trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối lập với hình ảnh ông già chống gậy yếu ớt, bất lực
- Hoàn cảnh khổ cực khi phải đối mặt với trời mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên rách nát thêm, cả nhà run rẩy
- Nỗi khổ trong cảnh chiến tranh loạn lạc: Chiến tranh là nguyên do chính của những nỗi khốn khổ thường nhật kia
+ Vì chiến tranh mà gia đình phải sống lang bạt, thi sĩ phải từ quan, những đứa trẻ phải đi cướp giật từ người khác
→Thông qua cách miêu tả sinh động, trung thực và hàm súc, tác giả làm hiện lên cảnh ngộ khốn cùng của mình cũng chính là bức tranh chung của xã hội những ngày đen tối bấy giờ
Câu 4 (Trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Nếu không có đoạn cuối của bài thơ thì giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ bị giảm đi đáng kể khi chỉ có giá trị hiện thực:
+ Người đọc sẽ chỉ nhìn thấy cảnh ngộ khốn cùng của thi sĩ mà không nhìn thấy được tấm lòng nhân hậu của thi sĩ
+ Không thấy được vẻ đẹp của giấc mơ và tấm lòng từ bi, vị tha của tác giả
→ Nhờ vào 5 câu thơ cuối mà nỗi đau của người trở thành tấm gương phản chiếu mạnh mẽ nhất nỗi đau chung của muôn người, muôn nhà
Luyện tập
Bài 1 (Trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
Đọc diễn cảm hai phần cuối của tác phẩm
Bài 2 (Trang 134 Sách giáo khoa Ngữ Văn 7 Tập 1)
+ Từ việc nói lên nỗi thống khổ của bản thân, Đỗ Phủ đã lên án hiện thực đen tối, cùng đường của xã hội đương thời
+ Trong nỗi khổ đau thi sĩ vẫn thể hiện được tấm lòng nhân hậu, dành cho người dân nghèo khổ những người chung số mệnh