Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Viết bài tập làm văn số 6 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Viết bài tập làm văn số 6 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Đề 1: Suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ

I. Dàn ý

Mở bài

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sao quý thường được đưa vào trong thơ ca

- Tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là một trong các tác phẩm sâu sắc, cảm động về tình mẫu tử

Thân bài

Thể hiện suy nghĩ của em về tình mẫu tử qua tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

- Cảnh ngộ của nhân vật bé Hồng:

+ Cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực ở xa

+ Sống cùng gia đình bên nội không nhận được tình thương

+ Cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ

- Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ

+ Luôn nghĩ tới mẹ, thương mẹ, dù cho những lời nói cay nghiệt của người bà cô họ nội luôn muốn chia rẽ tình mẹ con

+ Đau khổ, không tin những lời người bà cô nói xấu về mẹ

+ Nỗi khao khát muốn được mẹ yêu thương, gần gũi

+ Là người hiểu cho cảnh ngộ của mẹ, luôn thương mẹ và mong muốn mẹ được hạnh phúc

3. Suy nghĩ về tình mẫu tử trong tác phẩm Trong lòng mẹ

- Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, sâu đậm

- Không ai, không thế lực nào có thể ngăn cản được tình cảm thiêng liêng ấy.

Kết bài

Tình mẫu tử vô cùng cao quý, thiêng liêng. Tình cảm ấy rất đáng trân trọng

II. Bài văn mẫu

Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?

I. Dàn ý

Mở bài

- Kim Lân là nhà văn thấu hiểu cuộc sống của người nông thôn miền Bắc

- Tác phẩm Làng được ông viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu quê hương mãnh liệt hòa chung với tình yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện có những nét tình cảm đó

Thân bài

Thành công của Kim lân đã thể hiện tình cảm, tâm lý chung trong sự diễn tả sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai

- Có tình yêu với làng mãnh liệt

+ Hay khoe làng, có lòng tự hào sâu sắc về làng của mình

+ Luôn tự hào vì truyền thống đánh giặc của làng mình

- Là người dân yêu nước, đi theo kháng chiến

+ Phong trào cách mạng làng kháng chiến khiến ông phải rời xa làng đi tản cư

+ Luôn chăm chú theo dõi kháng chiến, thích thú khi nghe tin thắng lợi

- Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc tâm lý

+ Khi nghe thấy tin làng chợ Dầu theo giặc ông sững sờ, bàng hoàng, sau đó hổ thẹn tủi nhục không dám ngẩng mặt nhìn ai

+ Ông nhìn những đứa con càng thấy tủi hổ vì sợ chúng nó cũng bị người ta coi thường

+ Ông dằn vặt, điểm danh từng người trong làng và nửa tin nửa ngờ tin đồn nhưng vẫn thấy đớn đau, tủi nhục

+ Ông không dám ra khỏi nhà, cảm thấy bế tắc, cuối cùng ông chọn theo kháng chiến, yêu nước

+ Sự tuyệt đối trung thành với cách mệnh với kháng chiến tuy mộc mạc, chân thành mà vững bền, thiêng liêng

- Lúc nghe tin cải chính gánh nặng như được trút bỏ, ông Hai vui sướng, tự hào về làng chợ Dầu

+ Ông khoe việc Tây đốt nhà ông thể hiện tư tưởng thà hi sinh tất cả chứ không chịu đầu hàng, không chịu mất nước

+ Ông vui vẻ khoe làng như trước

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình của tác giả, đã mang tới hình tượng nhân vật tiêu biểu

+ Đặt nhân vật vào tình huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ nội tâm

Kết bài

Qua truyện ngắn Làng và qua hình ảnh ông Hai người đọc thêm thấm thía tình yêu làng, yêu nước vô cùng sâu sắc của người dân lao động

II. Bài văn mẫu