Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Ánh trăng - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Ánh trăng - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Bố cục bài thơ:
- Phần 1 (2 khổ đầu): ánh trăng gắn bó thời nghèo túng, gian khổ
- Phần 2 (3 khổ tiếp): Trăng xa lạ trong những ngày tháng sống ở thành thị
- Phần 3 (những khổ còn lại): con người thức tỉnh
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 157 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Bố cục bài thơ chia làm ba phần:
- Phần 1 (hai khổ đầu): vầng trăng gắn liền với những ngày nghèo khó của tuổi thơ
- Phần 2 (3 khổ thơ tiếp): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa con người và vầng trăng
- Phần 3 (2 khổ cuối): Sự thức tỉnh của con người
Khổ thơ thứ 4 là bước ngoặt để tác giả bộc lộ xúc cảm khi đối diện với vầng trăng. Con người nhìn lại, tự soi chiếu vào mình, đó cũng là chủ đề tác giả muốn diễn đạt trong tác phẩm
- Bài thơ được trình bày không theo thời gian tuyến tính, nhân vật trữ tình từ hiện tại nhớ về quá khứ
Câu 2 (trang 157 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều lớp ý nghĩa:
+ Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời
+ Trăng là tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó
+ Trăng là biểu trưng cho tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người
b, Khổ thơ cuối diễn đạt biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý
+ Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ
+ Trăng là nhân chứng của nghĩa tình, nghiêm khắc, sự lặng yên nhắc nhở thi sĩ và mọi người
+ Con người có thể vô tình quên lãng thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng
Câu 3 (trang 157 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Kết cấu tác phẩm có nét độc đáo:
+ Bài thơ giống như một câu chuyện, phát triển theo thời gian, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng
+ Qúa khứ nghèo khổ nhưng gần gũi với vầng trăng, khi về thành thị, sống với tiện nghi, con người quên lãng qua khứ.
+ Tình huống tạo nên yếu tố bất ngờ khi con người với vầng trăng gặp lại, con người giật mình thức tỉnh, soi xét lại sự vô tình, hờ hững của bản thân.
+ Giọng điệu thơ chậm rãi, ăn nhịp theo lời kể, lúc lại suy tư. Tất cả góp phần quan trọng bộc lộ xúc cảm của nhân vật trữ tình
Câu 4 (trang 157 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
- Bài thơ viết 1978 sau hòa bình ba năm. Người kháng chiến ở rừng trở về thành thị
+ Cuộc sống thời bình đầy đủ tiện nghi, con người quên lãng những ngày gian khổ trong quá khứ
- Bài thơ là lời nhắc nhở thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian khó, tình nghĩa
- Lời nhắc nhở với thế hệ sau cần có thái độ sống uống nước nhớ nguồn, hàm ơn những người đi trước mang lại thành quả ngày hôm nay
Luyện tập
Bài 1 (trang 157 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đọc diễn cảm bài thơ
Bài 2 (trang 157 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tôi là người lính may mắn trở về sau cuộc chiến, được hưởng niềm vui hòa bình, độc lập. Tôi sống ở thành thị, nơi có nhiều tiện nghi, nhà cửa sầm uất cho tới một ngày khi ánh điện vụt tắt, tôi bật tung cửa sổ, lúc này tôi và vầng trăng tình nghĩa năm xưa đối diện với nhau. Tôi sững sờ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thủy chung nguyên vẹn của vầng trăng năm xưa. Tôi nhớ lại tuổi thơ cùng cực, thời đấu tranh gian khó nặng nhọc có ánh trăng bên cạnh như người tri kỉ. Còn tôi, trong cuộc sống hiện đại, tiện nghi tôi đã quên đi quá khứ của mình, để giờ đây mọi sự ăn năn hình như đã muộn. Tôi giật mình, nhìn lại mình, nhìn lại những ngày tháng mình hững hờ quên lãng qua khứ.