Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

A. Đề văn và bài văn mẫu
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
I. Dàn ý
Đầu thư: Thời gian, địa điểm viết. Lời chào, giới thiệu bản thân, lí do viết thư.
Nội dung thư:
- Hỏi thăm tình hình bạn trong những năm qua (học tập, cuộc sống, công việc của bạn).
- Giới thiệu cuộc sống hiện tại của bản thân (công việc, gia đình)
- Kể lại sự việc về thăm trường: vô tình đi ngang hay có chủ ý, thời gian (mùa hè), có đi cùng ai không?
- Hình ảnh ngôi trường sau 20 năm có đổi thay nhiều:
+ Con đường đến trường, cổng trường, toàn bộ quang cảnh (sân trường, cây cối, các dãy nhà, lớp học, cơ sở vật chất).
+ Những người thầy, người cô sau 20 năm đã thấy nhiều dấu hiệu tuổi tác hiện trên gương mặt.
+ Hồi ức về kỷ niệm với bạn bè thầy cô.
- Cuộc gặp gỡ người xưa: gặp lại thầy cô, bạn bè, ôn chuyện cũ và thể hiện cảm nhận khi thấy ngôi trường trở nên khang trang, sạch sẽ hơn.
- Thể hiện cảm xúc, những suy nghĩ sau buổi thăm trường.
Cuối thư: Lời chào, lời chúc, hứa hẹn và ký tên.
Đề 2: Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ đó (hoàn cảnh, nội dung).
Thân bài: Kể lại giấc mơ:
- Không gian, thời gian của cuộc gặp gỡ trong mơ ấy.
- Nhân vật trong giấc mơ: em là ai, người thân đã xa lâu ngày đó là ai (ông bà,... ), người đó xuất hiện trong giấc mơ từ đâu, hình ảnh đầu tiên (dáng người, khuôn mặt thân quen... )
- Cuộc gặp gỡ, câu chuyện (kỉ niệm, những chuyện vui buồn đã qua, điều mò ước của em chưa kịp làm khi người thân đã đi xa)
Đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu chung về cuộc chiến em muốn kể lại, hoàn cảnh em đã đọc, nghe, xem cuộc chiến đó.
Thân bài:
- Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc chiến.
- Diễn biến:
+ Không gian, thời gian.
+ Người chỉ huy, lực lượng của hai bên tham chiến.
+ Những binh sách yếu lược được áp dụng thành công trong cuộc chiến.
- Kết quả cuộc chiến đó: quân nào chiến thắng, những chiến công lừng lẫy nào, có để lại hậu quả, thương vong lớn cho nhân dân.
Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân.
Đề 4: Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
I. Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu không gian, thời gian, sự vật và cảm xúc của em (sáng 30 Tết, em đi lễ tảo mộ cùng gia đình theo phong tục truyền thống).
Thân bài:
- Giải thích khái niệm “tảo mộ”: tảo mộ là viếng thăm, sửa sang và khang trang lại phần mộ tổ tiên, ông bà, người thân trong sáng ngày cuối năm trước khi vào Tết Nguyên đán.
- Việc đi tảo mộ:
+ Công cuộc chuẩn bị, em đi cùng với ai, phương tiện gì.
+ Quang cảnh ngày hôm ấy: khí trời mùa xuân mát mẻ, trong xanh.
+ Đến nghĩa trang: tìm được phần mộ người thân, quét dọn, chuẩn bị đồ lễ (thắp hương, cắm hoa, bày hoa quả... ), khấn vái thành tâm.
+ Không khí nghiêm trang.
Kết bài: Cảm nhận của em sau buổi tảo mộ đó (em nhớ những người thân của mình, nghĩ về đời người ngắn ngủi, em hiểu được rằng chúng ta không được quên và tôn trọng những người đã xa chúng ta đến một thế giới khác). Lễ tảo mộ là một phong tục đáng được gìn giữ để nhớ về tổ tiên trong văn hóa Việt.
Đề 5: Em từng được đi xem một cuộc triển lãm tranh với chủ đề "Chia sẻ nỗi đau với những nạn nhân của chất độc màu da cam". Hãy viết một bài văn kể lại cuộc đi xem triển lãm đầy ấn tượng ấy.
B. Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định yêu cầu của đề bài:
+ Đề bài yêu cầu kể về đối tượng nào?
+ Có cần kết hợp giữa kể với các thao tác khác (miêu tả, biểu cảm, …) không?
- Lập ý: Nhớ lại hoặc tưởng tượng ra câu chuyện (nhân vật, sự việc, diễn biến, …); chọn lựa ngôi kể.
2. Lập dàn ý:
Lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả theo bố cục ba phần.
- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sẽ kể, dẫn dắt để lôi cuốn người đọc.
- Thân bài: Thể hiện diễn biến các sự việc.
+ Nhân vật: chỉ có nhân vật người kể chuyện hay còn có những nhân vật khác? Có thể kết hợp giới thiệu nhân vật trong diễn biến sự việc.
+ Sắp xếp trình tự các sự việc theo diễn biến trước - sau hoặc theo trình tự đảo ngược từ hiện tại nhớ về quá khứ.
+ Em dự kiến sử dụng miêu tả ở những tình tiết nào, để làm gì?
- Kết bài: Kết thúc của câu chuyện; nêu cảm nhận của mình về kết thức của câu chuyện đó hoặc ấn tượng về những gì đã diễn ra trong câu chuyện. Nêu bài học hoặc cảm nhận chung mà câu chuyện đã gợi ra.
3. Viết một số đoạn văn:
- Đoạn tả lại cảm xúc của mình trước khung cảnh ngôi trường cũ; những hình ảnh gắn với kỉ niệm thời đi học.
- Đoạn tả miêu tả tình cảm vui sướng, xúc động của mình khi gặp lại người thân; đoạn tả hình ảnh người thân.
- Đoạn miêu tả khung cảnh trận chiến đấu, khắc hoạ diễn biến các sự việc chính trong trận chiến đấu, hình ảnh những đội quân, …
- Đoạn diễn tả cảm xúc của mình trước ngội mộ người thân; tả ngôi mộ người thân, …
- Đoạn tả những hình ảnh em bắt gặp trong các bức tranh khi xem triển lãm, …