Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Con cò - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Con cò - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Bố cục bài thơ:
- Phần 1 (từ đầu đến con ngủ chẳng phân vân): Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ khi con còn thơ bé
- Phần 2 (tiếp… và trong hơi mát câu văn): hình ảnh con cò gắn với cuộc đời người con
- Phần 3 (còn lại): Suy ngẫm, triết lý thi sĩ về ý nghĩa lớn lao của tình mẹ diễn tả qua hình ảnh con cò và lời hát ru
Câu 1 (Trang 48 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Hình tượng con cò bao trùm toàn bộ bài thơ.
- Con cò trong ca dao là hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh người nông dân, người phụ nữ lao động chuyên cần, cực nhọc
- Hình ảnh con cò tượng trưng cho tấm lòng rộng bao la của mẹ, và những lời hát ru
Câu 2 (Trang 48 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Phần 1: Con cò trong những lời hát ru của mẹ
Phần 2: Con cò đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ, gắn bó và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời
Phần 3: hình ảnh con cò, thi sĩ suy ngẫm triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình yêu của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người
Ý nghĩa biểu trưng con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru trở thành con cò mang tấm lòng của mẹ
- Hình ảnh con cò nâng đỡ con, đồng hành với con suốt đời với tình cảm thiêng liêng, cao cả
Câu 3 (Trang 48 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh thân thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa
- Trong bài ca dao, hình ảnh con cò biểu trưng cho người lao động nhọc nhằn, vất vả kiếm sống nuôi con
Câu 4 (Trang 48 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo của bài thơ lại là tình mẹ
+ Hình ảnh con cò gợi nhắc ý nghĩa về biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ
Những câu thơ mang tính khái quát đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của mẹ
+ Quy luật tình cảm bền chặt, sâu nặng, diễn tả tình cảm yêu thương vô bờ bến của mẹ
+ Mẹ theo con tới bất cứ phương trời nào, luôn chở che, cổ vũ con
- Lời ru là khúc hát chan chứa tình yêu thương của mẹ
+ Mẹ hóa thân vào cánh cò mang ý nghĩa sâu xa: sự hi sinh, nhọc nhằn để bảo vệ con
- Hình ảnh kết bài như tiếng lòng thiết tha, kết tinh cao nhất của tình mẫu tử
Câu 5 (Trang 48 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Thể thơ: tự do, với nhiều câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau, lặp lại tạo âm điệu lời ru
- Giọng điệu: thiết tha, gợi ra nhiều suy ngẫm, triết lý, chiêm nghiệm
- Diễn đạt xúc cảm đa dạng, nhất quán, sáng tạo
Luyện tập
Câu 1 (Trang 48 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé Tà-ôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ, hợp nhất tình yêu con với tình yêu dành cho cách mạng. Bài thơ Con cò gợi lại điệu hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ca ngợi tình mẹ.
Câu 2 (Trang 49 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2):
Đoạn văn tham khảo:
Dù ở gần con,

...

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Bàn tay mẹ chở che, nâng đỡ con trên mỗi bước đường đời. Hình ảnh cò trắng đi từ lời ru ra đời thực, cò mẹ bên con suốt đời, mãi yêu cò con bé bỏng. Dù có khôn lớn, mẹ vẫn dõi theo con, mẹ là hiện thân của sức mạnh diệu kì, với tình thương bao la, một tình cảm chẳng thể thay thế.
Ý nghĩa - Giá trị
- Học sinh, qua bài thơ phân tích được ý nghĩa hình tượng con cò, đồng thời liên tưởng, kết nối với các bài ca dao dân ca khác cũng có hình ảnh con cò.
- Từ đó nhận ra được sức mạnh, vẻ đẹp bất diệt, thiêng liêng, cao quý của tình mẫu tử và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.