Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Nghị luận trong văn bản tự sự - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

Nghị luận trong văn bản tự sự - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 1

I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
1. Đọc đoạn trích
2. Những câu mang tính chất lập luận:
- Đoạn 1: Đoạn trích tác phẩm Lão Hạc
+ Nếu ta không cố tình hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện
+ Vợ mình không ác nhưng thị khổ quá rồi
+ Một người quá khổ thì người ta chẳng còn nghĩ được đến ai nữa
+ Mình biết vậy nên mình chỉ buồn chứ không nỡ giận
- Đoạn 2:
+ Vợ mình không ác nhưng thị khổ quá rồi
+ Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình
+ Mình biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận
Đoạn lập luận trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán
Lập luận của Kiều:
+ Xưa nay phụ nữ có mấy người ác nghiệt, gớm ghê
+ Càng ác nghiệt càng nhiều oan trái
Lập luận của Hoạn Thư diễn đạt ở tám dòng:
+ Phụ nữ chuyện ghen tuông là thông thường, hiển nhiên
+ Khẳng định việc đối xử tốt với cô khi cô chép kinh ở Quan Âm các
+ Thứ ba: hai người phụ nữ chẳng thể chung chồng nên không nhường cho nhau được
+ Dù sao mình gây ra nhiều khổ đau cho cô, giờ đây mình chỉ trông vào lòng khoan dung độ lượng của cô
- Với lập luận sắc bén của Hoạn Thư, Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư.
- Đoạn trích (1), để khắc họa cuộc hội thoại ngầm diễn ra trong ý thức của nhân vật ông giáo về cách nhìn đời, nhìn người
- Tác giả để cho nhân vật này tự nhận xét về vợ mình, rằng “vợ tôi không ác”, để lý giải cho tâm trạng “chỉ buồn chứ không nỡ giận”
Các luận điểm:
+ Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh ta thì chỉ thấy toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương
→ Luận điểm có tính chất đặt vấn đề
- Các câu trong văn bản tự sự thường là kiểu câu trần thuật, miêu tả
- Các từ ngữ thường dùng trong lập luận văn bản là những từ ngữ có tính chất bao quát, tổng hợp
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 139 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Đoạn trích (a) lời của nhân vật ông giáo- người kể chuyện xưng “tôi”, một trí thức
- Ông giáo thuyết phục độc giả, thuyết phục về điều cố tìm hiểu những người xung quanh để cảm thông, yêu thương họ
- Nếu có ai vì quá khổ mất khả năng cảm thông, đồng cảm với người khác thì ta cũng không nên vì lý do đó mà giận họ
Câu 2 (trang 139 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1)
Lúc đầu, Hoạn Thư cũng hồn lạc phách xiêu, nhưng với bản tính khôn ngoan, lọc lõi
+ Hoạn Thư nói về lẽ thường: phụ nữ ghen tuông là chuyện thường tình
+ Hoạn Thư từng nương tay với Kiều khi cho nàng chép kinh, khi Kiều bỏ trốn đã không đuổi theo
+ Hoạn Thư cũng khẳng định chuyện lấy chồng chung thì không tránh khỏi việc ghen tuông, đố kị
→ Kiều đã tha bổng cho Hoạn Thư vì “Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”