Trang chủ
> Lớp 9
> Soạn Văn 9 (hay nhất)
> Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1
Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự
- Chàng rể trong câu chuyện đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.
+ Câu hỏi thăm của anh chàng hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác
→ Cần lưu ý tới tình huống giao tiếp sao cho phù hợp
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
1. Chỉ có tình huống trong truyện “người ăn xin” tuân thủ phương châm lịch sự, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại
2.
- Trường hợp trên, phương châm về lượng bị vi phạm. Thông tin mà Ba cũng cấp không đủ về mặt lượng đặt ra trong câu hỏi của An, lời giải đáp của Ba chung chung.
- Nếu giải đáp thông tin sai, sẽ vi phạm phương châm về chất.
Tránh vi phạm phương châm về chất, Ba đã chọn giải đáp chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng.
3. Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất.
Mục đích là tạo niềm tin, nghị lực cho người bệnh.
- Để đạt được mục tiêu quan trọng hơn, người ta có thể không tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó.
4. Câu nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” không đem lại thông tin mới, nhưng xét ngụ ý, câu nói này hàm chứa: có những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc.
→ Khi nói, để gây sự chú ý, muốn diễn đạt ngụ ý nào đó, người nói có thể không tuân thủ phương châm hội thoại.
III. Luyện tập
Bài 1 (trang 38 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Người bố không chú ý tới phương châm cách thức:
+ Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nào nhận biết được tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao”
+ Với đối tượng này, câu nói đó mơ hồ
→ Câu trả lời của người bố không bảo đảm mối quan hệ phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
Bài 2 (trang 38 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.
Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ