Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Con chó Bấc - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Con chó Bấc - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2

Câu 1 (trang 154 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)
Bố cục văn bản:
- Phần 1 (từ đầu… mới khơi dậy lên được): khẳng định tình thương yêu đến mức tôn thờ, cuồng nhiệt cảu chú chó Bấc với người chủ Thooc- tơn
- Phần 2 (tiếp… hầu như biết nói đấy! ): Tình cảm của Thooc- tơn dành cho Bấc
- Phần 3 (phần còn lại): Tình cảm của Bấc dành cho Thooc-tơn
Câu 2 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
- Thooc-tơn cư xử với những con chó của anh, đặc biệt con Bấc "như con cái của anh vậy"
+ Trong nghĩ suy và tình cảm, anh xem Bấc là con người, đồng loại, là bạn bè của anh
- Thooc-tơn là "ông chủ lý tưởng" của chú chó Bấc, khác với những người chủ chăm sóc chó vì mục đích kinh doanh và trách nhiệm
- Biểu lộ tình cảm đặc biệt của Thooc-tơn: chào hỏi thân mật hoặc nói những lời vui vẻ, chuyện trò với chó
- Tình cảm bộc lộ ngay cả trong tiếng rủa "rủ rỉ bên tai" như "những lời nói nựng âu yếm"
- Thooc-tơn là người chủ đặc biệt coi trọng tình cảm, ngay cả đối với vật nuôi của mình
→ Đáng lí phải nói tới những biểu lộ tình cảm của con chó Bấc. Nhưng tác giả nói về tình cảm của Thooc-tơn đối với các con chó của anh nói chung và đối với chú chó Bấc trước, mục đích là làm tình cảm của con chó Bấc đối với anh.
Câu 3 (Trang 151 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Tình cảm của chú cho Bấc được tác miêu tả lại một cách giản dị, nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt.
+ Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen lẫn với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm giữa Thooc-tơn và Bấc
+ Tác giả thuật lại một cách giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt cho thấy tình cảm của Thooc- tơn dành cho Bấc vượt qua quan hệ chủ tớ bình thường
+ Anh chăm sóc những con chó "như thể chúng là con cái của anh vậy"
+ Bấc vốn là chú chó thông minh, hiểu cử chỉ của chủ nhân nên nó đáp lại bằng tình cảm chân thành
- Cách thể hiện tình cảm của Bấc đặc biệt.
+ Cái cách nó ghì hai hàm răng vào tay chủ cho thấy tình cảm mãnh liệt dành cho Thooc- tơn
+ Lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo cách riêng
+ Sự giao cảm bằng ánh mắt với Thooc- tơn nói lên sự ái mộ, thành kính
- Phần cuối đoạn trích diễn tả tình cảm sâu hơn
+ Càng yêu chủ bao nhiêu, Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu
+ Chi tiết Bấc không ngủ "trườn qua lạnh giá đến tận mép lều, đứng đấy, lắng tai tiếng thở đều đều của chủ" thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác giả
Câu 4 (Trang 154 Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 Tập 2)
Tác giả không nhân cách hóa chú chó Bấc theo kiểu của La- Phông ten, không để cho nó nói tiếng người như các con vật trong thơ ngụ ngôn
- "Qua lời kể của tác giả cảm tưởng như chú chó Bấc biết nghĩ suy (trước kia nó chưa hề cảm thấy một tình thương yêu như vậy", "Bấc cảm thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy")
Bấc biết vui mừng và lo sợ ("Việc thay thầy đổi chủ xoành xoạch… làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là…")
- Bấc còn ngủ mơ "ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh.. "
→ Tất cả diễn tả trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn, và lòng yêu thương loài vật của ông
Ý nghĩa - Giá trị
Qua trích đoạn này, học sinh thấy được những nhận xét tinh tế khi viết về những chú chó, cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, phong phú khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.