Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Hoàng Lê nhất thống chí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

Hoàng Lê nhất thống chí - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788): diễn biến quân Thanh kéo vào xâm lược nước ta
+ Phần 2 (tiếp… rồi kéo vào thành): chiến thắng thần tốc của đạo quân dưới sự dẫn dắt tài tình, mưu trí và tài thao lược của vua Quang Trung.
+ Phần 3 (còn lại): Quân Thanh đại bại và hoàn cảnh thảm hại vua Lê Chiêu Thống
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 72 Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1)
Đại ý: Vua Nguyễn Huệ thần tốc tiến quân ra Bắc dẹp giặc Thanh, vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước bỏ chạy theo giặc.
- Đoạn 1 (từ đầu… năm Mậu Thân): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, thân chinh cầm quân ra Bắc dẹp giặc.
- Đoạn 2: (tiếp… nỗi kéo vào thành): Cuộc hành binh thần tốc, chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung
- Đoạn 3 (còn lại): sự đại bại của quân Thanh và hoàn cảnh thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
+ Biết dùng người đúng sở trường, ở đoản, đối đãi công bằng.
Câu 2 (trang 72 Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1)
Hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ được xây dựng hết sức chân thực, sinh động với những hành động mưu trí cùng tài điều binh khiển tướng, mưu lược của vị anh hùng dân tộc:
- Hành động vô cùng mạnh mẽ, dứt khoát:
+ Ngay khi nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
+ Lên ngôi hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc dẹp giặc.
+ Trưng cầu ý kiến của người hiền tài (hỏi Nguyễn Thiếp).
+ Chiêu mộ quân binh lính ở Nghệ An, duyệt binh, ra phủ dụ, vạch ra kế hoạch đánh giặc.
- Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình.
+ Chỉ ra tình thế, quyết định tiến quân diệt giặc.
+ Lời lẽ chặt chẽ, sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ.
+ Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật phù hợp, độc đáo (cách hành binh thần tốc, cách chống lại súng giặc…).
+ Biết cách dùng người dùng sở trường, ở đoản và đối đãi công bằng.
- Là người có chí độc lập, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh dạn, tự tin trong kế sách đánh giặc.
- Hình tượng vua Quang Trung được mô tả với đầy đủ phẩm chất của vị anh hùng, mang vẻ đẹp uy phong lẫm liệt.
Tác giả Ngô gia trung thành với nhà Lê, nhưng vẫn ca tụng vua Quang Trung bởi tinh thần dân tộc, sự tài tình và tấm lòng yêu nước của Nguyễn Huệ.
Câu 3 (trang 72 Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1):
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, chà đạp lên nhau mà chết.
+ Quân Thanh hoảng sợ, bạt vía tìm đường thoái lui.
- Sự thảm hại của bọn bán nước Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống.
+ Tôn Sĩ Nghĩ sợ mất mật, người không kịp mặc áo, ngựa không kịp đóng yên, dẫn bọn kị binh chuồn trước.
+ Vua Lê cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến chạy trốn gặp được người thổ hào thiết đã long trọng.
+ Vua Lê chạy đến chỗ của Tôn Sĩ Nghị oán thán, Tôn Sĩ Nghị lấy làm hổ thẹn.
- Đoạn văn mô tả sự thảm bại của quân Thanh thì mạnh mẽ, dứt khoát. Đoạn văn mô tả sự thảm bại của vua Lê có chút gì đó xót thương, bùi ngùi. Miêu tả tấm lòng tiếc nuối của bề tôi cũ.
Câu 4 (trang 72 Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1)
Bút pháp của tác giả khi diễn tả hai cuộc tháo chạy (của quân tướng nhà Thanh, của vua tôi Lê Chiêu Thống):
+ Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: thảm hại, hèn mạt trước sự miêu tả dưới cái nhìn hả hê, thoả mãn của người thắng trận.
+ Âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc khiến chúng tan tác, thảm hại…
+ Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ đau xót, bùi ngùi.
- Có sự khác biệt là do: sự tôn trọng tính khách quan khi viết sử, nhưng cũng chẳng thể phủ nhận thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận với quân tướng nhà Thanh.
+ Tác giả miêu tả với tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống- đó là vương triều mình phụng thờ.
Tập luyện
Sau khi lên ngôi vua, vào tối 30 Tết vua Quang Trung đã ngay tức khắc xuất phát ra Bắc. Quân ra đến sông Gián làm tan vỡ nghĩa binh trấn thủ. Nửa đêm mồng 3 tháng giêng, nghĩa quân bao vây Hà Hồi. Mờ sáng mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi đánh bại quân Thanh làm nên chiến thắng lừng lẫy.