Trang chủ > Lớp 9 > Soạn Văn 9 (hay nhất) > Truyện Kiều của Nguyễn Du - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

Truyện Kiều của Nguyễn Du - Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1

Câu 1 (trang 80 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
- Thời đại, gia đình:
+ Nguyễn Du (sinh năm 1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
+ Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống về văn học
+ Ông sống vào giữa thời kì lịch sử có nhiều biến động, chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng
+ Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn giành giật quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao trong đó là phong trào Tây Sơn
- Cuộc đời:
+ Sống lưu lạc nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn Hà Tĩnh
+ Ông làm quan dưới triều Nguyễn và được cử đi sứ Trung Quốc…
+ Mất trước khi đi sứ Trung Quốc lần 2
→ Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng, phong phú. Cuộc đời phiêu du nhiều trải nghiệm
Câu 2 (trang 78 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)
Tóm tắt Truyện Kiều Nguyễn Du
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, là con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu, nàng sống trong cảnh yên ả cùng hai em là Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu chàng, hai người đã tự ý thề nguyền, đính ước với nhau.
Trong khoảng thời gian Kim Trọng về quê chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó nàng gặp được Thúc Sinh, người nàng cứu khỏi lầu xanh, nhưng sau đó nàng bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen, đày đọa. Kiều tới nương tựa nơi cửa Phật. Sư giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, Kiều lần hai rơi vào chốn lầu xanh, được Từ Hải cứu, giúp nàng báo ơn, báo oán. Sau đó Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến bị ép gả cho viên thổ quan, Kiều đau khổ nên trầm mình xuống sông Tiền Đường tự tử. Nàng được sư Giác Duyên cứu giúp.
Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở về, dù kết duyên với em gái Thúy Kiều, nhưng trong lòng chàng vẫn nhớ Kiều khôn nguôi. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều đoàn viên cùng vui duyên “bạn bầy”.